Chú trọng đào tạo nhân lực truyền thông quốc tế

Từ khoá đầu tiên - Truyền thông 37, với chưa đầy 50 sinh viên, nhưng đến nay sau 15 năm hình thành và phát triển, có thể khẳng định Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông trên khắp cả nước.

Năm 2008, khi Việt Nam đang ở trong tiến trình hội nhập, lãnh đạo Bộ ngoại giao đã trao trách nhiệm cho Học viện thành lập Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại.

Kể từ khi thành lập, Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại đã thực hiện nghiên cứu gần 20 đề tài cấp bộ và cấp cơ sở, xuất bản nhiều giáo trình và sách tham khảo, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, cập nhật và hoàn thiện 30 đề cương môn học cho chương trình cử nhân về truyền thông quốc tế

Là một trong 5 chuyên ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao, ngành Truyền thông quốc tế thực hiện đào tạo và rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cứng như tổng hợp, phân tích tin tức quốc tế, đưa tin, tổ chức họp báo, sự kiện, quảng bá.

“Giáo dục là sự thắp sáng, chứ không phải sự đổ đầy”, với triết lý đó, Khoa Truyền thông luôn không ngừng phấn đấu và nỗ lực trong công tác giảng dạy, khơi gợi và thắp sáng niềm đam mê đối với ngành truyền thông cho các em sinh viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.