Chùa Đậu cổ kính gần 2000 tuổi

Chùa Đậu ở huyện Thường Tín, Hà Nội vẫn giữ nguyên nét trầm mặc, cổ kính. Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc, là điểm đến quen thuộc của Phật tử, du khách khắp miền.

Tọa lạc trên gò đất cao giữa cánh đồng Gia Phúc, huyện Thường Tín, chùa Đậu còn gọi là Thành Đạo tự. Di tích sở hữu hai kỷ lục quốc gia độc đáo: tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách đồng cổ nhất, có nhiều trang nhất nước. Chùa Đậu được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật quốc gia loại A từ năm 1964.

Chùa Đậu nổi bật bởi kiến trúc nội công ngoại quốc. Những hạng mục như cổng tam quan, nhà tổ, tam bảo, tiền đường đều được trùng tu, lưu giữ nguyên bản. Không gian xanh mát, thanh tịnh quanh hồ nước và dòng sông Nhuệ phía sau khiến nơi đây như một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ là nội dung đang được tập trung triển khai trong Chương trình khuyến công quốc gia 2024, nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất khắc phục hạn chế, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.

Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.