Chưa đủ điều kiện để khởi công cầu Tứ Liên,Trần Hưng Đạo

Đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định rằng Hà Nội chưa khởi công xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo vào cuối năm 2024.

Gần đây, trên mạng xã hội và một số kênh thông tin đồng loạt đưa tin Hà Nội sẽ khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định: "Đây là thông tin không chính xác. Hiện cầu này cùng với cầu Trần Hưng Đạo mới đang ở những bước sơ khai, thông qua chủ trương đầu tư".

Sở Giao thông Vận tải thông tin, với tổng chiều dài khoảng 11,5 km, tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng, cầu Tứ Liên trước đây được nghiên cứu xây dựng theo hình thức đối tác công tư PPP, loại hợp đồng EPC+F. Song, mô hình này hoàn toàn mới, chưa xác định trong luật PPP nên khó triển khai. Đầu tháng 9 vừa qua, UBND thành phố mới có thông báo giao lại cho Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, tham mưu chuyển dự án này sang đầu tư công.

Cầu Tứ Liên nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô.

Do nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, việc thi công công trình đặt ra nhiều vấn đề khó, đòi hỏi phải khảo sát kỹ lưỡng. Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính – Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho hay: "Phương án kết nối phía Đông Anh đến bây giờ tạm ổn, tuy nhiên phương án kết nối phía bờ hữu sông Hồng là cả một vấn đề lớn vì liên quan đến đảm bảo cả trục dọc sông Hồng, khối lượng giải phóng mặt bằng, lượng dân bị tác động ảnh hưởng. Do vậy, khi chủ trương đầu tư được thông qua, việc triển khai phương án kỹ thuật cụ thể trong giai đoạn thiết kế cơ sở cũng như sau thiết kế cơ sở cũng là một bài toán đặt ra đối với các cơ quan chuyên môn".

Cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, là một trong 22 cây cầu bắc qua sông Hồng theo quy hoạch. Đây là công trình giao thông quan trọng nằm trong Chương trình 03 của Thành ủy Hà Nội về "chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025".

Hà Nội đang cùng lúc triển khai nhiều dự án lớn bắc qua sông Hồng như cầu Mễ Sở, Hồng Hà, Vân Phúc, Ngọc Hồi, Thượng Cát. Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, sẽ ưu tiên triển khai dự án nào hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trước. Đặc biệt sau bão Yagi, thành phố đang phải tập trung xử lý một loạt công trình cầu yếu, cầu tạm. Do đó, những dự án khác như cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, khâu chuẩn bị đầu tư chưa xong, việc xây mới những cây cầu này phải có lộ trình tính toán kỹ vì cần cân đối nguồn vốn ngân sách và tránh đầu tư dàn trải.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính với nhiều lỗi khi tham gia giao thông có hiệu lực, xuất hiện tình trạng một bộ phận người vi phạm không đến giải quyết vụ việc, khiến nhiều bãi xe của lực lượng chức năng quá tải.

Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện, Cục Đăng kiểm và Cục Cảnh sát giao thông đang làm việc để liên thông, chia sẻ dữ liệu phương tiện vi phạm hành chính giữa hai đơn vị.

Ngân hàng Nhà nước cho biết 84,7 triệu khách hàng cá nhân đã xác thực sinh trắc học, chiếm gần 73% khách có phát sinh giao dịch trên kênh số.

Tết Nguyên Đán đang đến rất gần, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân an vui đón xuân, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm với phương châm không bao che vi phạm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm nay, 8/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc. Thời tiết Hà Nội sẽ có nhiều thay đổi.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, nhờ chính sách thị thực thông thoáng và hiệu quả từ các hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch, năm 2024, ngành đã thực hiện được mục tiêu tăng trưởng. Năm 2025, đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế.