Chưa quyết liệt xử lý nhà ở không lối thoát hiểm
Tháng 5/2023, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại số nhà 24 phố Thành Công, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội. Bốn người đã thiệt mạng và một người bị thương vì đường thoát hiểm đã bị bịt kín bởi “chuồng cọp”.
Những tưởng vụ cháy nghiêm trọng sẽ là bài học cảnh tỉnh cho các hộ dân xung quanh. Thế nhưng, những ngôi nhà khu vực lân cận con phố này vẫn bị bịt kín bởi khung sắt.
Tình trạng cơi nới làm “chuồng cọp” xuất hiện nhiều tại các khu chung cư cũ, chung cư mini, các ngôi nhà trong ngõ, diện tích sử dụng nhỏ và cả những ngôi nhà để ở kết hợp kinh doanh trên các phố lớn. Lồng sắt, vách kính sử dụng ở ban công, sân thượng để đề phòng trộm cắp, bịt luôn lối thoát hiểm.
Dân gian có câu "thủy, hỏa, đạo, tặc" để nói về những mối nguy hiểm có thể gây ra với con người, trong đó "thủy" và "hỏa" là hai nạn được đặt lên hàng đầu. Nhưng hiện nay, người dân vẫn "chống trộm hơn chống cháy".
Theo quy định, việc lắp đặt chuồng cọp theo dạng tăng quy mô sử dụng, không thiết kế lối thoát hiểm hoặc có nhưng bị bịt kín đã vi phạm cả về trật tự xây dựng và luật phòng cháy chữa cháy. Vi phạm diễn ra rất phổ biến nhưng việc xử lý lại đang bị buông lỏng.
Đối với việc mở lối ra thoát hiểm, Nghị quyết 05 của HĐND thành phố Hà Nội năm 2022 quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với việc xử lý công trình để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, trong đó có quy định phải mở các lối ra thoát hiểm. Tuy nhiên, có thể thấy từ quy định đến cuộc sống còn là một khoảng cách khi mà sự vào cuộc của chính quyền cơ sở chưa đủ sức quyết liệt.
Thiếu lối thoát hiểm là nguyên nhân tước đoạt mạng sống của nhiều người. Tháng 9 năm 2023, vụ cháy chung cư mini ở Khương Đình, quận Thanh Xuân, đã khiến 56 người thiệt mạng. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án với 7 bị can. Trong đó, 5 cựu cán bộ phường và cựu Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận cùng bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh, là bài học về trách nhiệm của chính quyền cơ sở khi còn buông lỏng quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy chữa cháy.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0