Chuẩn an toàn của Toyota ở Việt Nam có khác với thế giới?

Bê bối gian lận của công ty con Daihatsu trực thuộc đã ảnh hưởng đến việc phân phối xe trên toàn cầu của Tập đoàn mẹ Toyota. Trong bối cảnh đó, chất lượng của các xe mà Toyota đang phân phối tại thị trường Việt Nam là vấn đề hàng triệu người tiêu dùng quan tâm và đã đặt ra những câu hỏi về sự an toàn với Toyota Việt Nam.

Toyota Việt Nam cho biết hiện tại, các sản phẩm được thiết kế bởi Daihatsu mà hãng phân phối tại Việt Nam gồm: Wigo, Raize, Veloz Cross, Avanza Premio và Yaris Cross. Trong số các mẫu xe này, hiện Toyota Việt Nam đã tạm ngừng giao mẫu xe Avanza Premio MT tới đại lý, do việc chứng nhận mẫu xe này tại nước ngoài đang được các cơ quan kiểm tra và chứng nhận độc lập xem xét. Tuy nhiên, theo hãng, đây là một bất thường trong thủ tục chứng nhận xe trong quá trình thử nghiệm khí thải và tiêu thụ nhiên liệu tại nước ngoài, chứ không phải vấn đề về an toàn xe. Toyota Việt Nam đã báo cáo tới các cơ quan quản lý, và sẽ cân nhắc khôi phục việc giao mẫu xe Avanza Premio MT sau khi nhận được thông tin từ cơ quan kiểm tra và chứng nhận độc lập ở nước ngoài.

Nội dung Toyota Việt Nam thông báo đến khách hàng trên các phương tiện truyền thông.

Đây cũng là nội dung được Toyota Việt Nam thông báo đến khách hàng trên các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu nhà phân phối có đang đánh tráo nguyên nhân phải dừng giao mẫu xe này? Trong khi Daihatsu và Toyota đã công bố danh sách những mẫu xe bị ảnh hưởng từ gian lận thử nghiệm an toàn chứ không phải vấn đề về thử nghiệm khí tải và tiêu thụ nhiên liệu, nhưng với Toyota Việt Nam, Avanza Premio MT chỉ có vấn đề về khí thải. Còn việc mẫu xe này có an toàn hay không thì đã không được đề cập.

Bê bối gian lận thử nghiệm an toàn của Daihatsu đã ảnh hưởng đến Tập đoàn mẹ Toyota.

Và khi trả lời câu hỏi “Những quy chuẩn đánh giá an toàn xe của Việt Nam có điểm gì giống và khác với các thử nghiệm an toàn tại các nước mà Toyota tiến hành thử nghiệm?” thì Toyota Việt Nam cho biết các mẫu xe được hãng lắp ráp và phân phối đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Chính phủ Việt Nam và đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận.

Không chỉ với câu hỏi này, mà ba câu hỏi khác liên quan đến an toàn của các mẫu xe của Toyota phân phối tại Việt Nam đều được trả lời rằng phù hợp với tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Cục Đăng Kiểm Việt Nam quy định. Vậy vì sao mẫu xe của Toyota Việt Nam sản xuất theo công nghệ của Toyota Nhật Bản lại an toàn riêng biệt và không liên quan đến gian lận thử nghiệm của Daihatsu? Hay tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của Việt Nam đang thấp hơn so với các nước mà Toyota và Daihatsu đã phải thừa nhận là có ảnh hưởng và phải dừng phân phối?.

Trước đó vào tháng 5/2023, một cuộc điều tra độc lập được tiến hành sau khi Daihatsu thông báo tìm thấy sai sót trong các cuộc kiểm tra độ an toàn của 6 mẫu xe. Kết quả điều tra của hội đồng phát hiện thêm 174 sai phạm khác, gồm sai sót trong kết quả kiểm tra và thử nghiệm phương tiện.

Câu hỏi về độ an toàn cho những mẫu xe Toyota tại Việt Nam.

Đến 20/12, sự việc dẫn đến 64 mẫu xe và ba động cơ bị ảnh hưởng, gồm cả những mẫu xe vẫn đang được phát triển hoặc đã ngừng sản xuất, trong đó có 22 mẫu xe và một động cơ mang thương hiệu Toyota.

Các mẫu xe bị ảnh hưởng trong bê bối gian lận đang được phân phối cho thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Việt Nam, cùng các nước Trung và Nam Mỹ như Mexico, Ecuador, Peru, Chile, Bolivia và Uruguay. Trong đó, có những cái tên khá quen thuộc với người Việt như Wigo, Raize, Veloz Cross, Avanza, và Yaris Cross.

Một danh sách lên tới 22 mẫu xe và một động cơ mang thương hiệu Toyota đang được sản xuất và phân phối tại hàng chục nước trên thế giới đã phải ngừng đưa tới khách hàng vì lý do an toàn. Mà thị trường Việt Nam lại chỉ có một mẫu ngừng phân phối bởi lý do thử nghiệm khí thải? Có vẻ như Toyota Việt Nam không muốn trả lời một cách rõ ràng cho những nghi ngờ về sự an toàn của các mẫu xe tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây hơn 1 tháng, vào ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch, đoạn cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, dường như người dân chưa thực sự mặn mà với tuyến đường này.

2023 là năm an toàn bay thương mại đạt mức cao nhất trong lịch sử ngành vận tải hàng không thương mại, theo “Báo cáo An toàn Thường niên năm 2023” vừa được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố.

Tại Triển lãm ô tô quốc tế Indonesia 2024, VinFast đã nhận được cú đúp giải thưởng. Việc được vinh danh tại các sự kiện chuyên ngành quốc tế đã ghi được dấu ấn của thương hiệu xe Việt trên thị trường ô tô toàn cầu.

Ngay sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lưu lượng vận chuyển quốc tế tại sân bay Nội Bài đã vượt qua đỉnh của năm 2019. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy thủ đô Hà Nội và Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Bên cạnh đó là dấu hiệu phục hồi của ngành hàng không trong năm nay.

Ngay khi kết thúc kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều người dân tại Hà Nội có nhu cầu đi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại GPLX. Mặc dù, thành phố đã có tới 7 địa điểm tiếp nhận thủ tục nhưng theo ghi nhận, lượng người đến 2 điểm tại trung tâm thành phố là đường Cao Bá Quát và Võ Chí Công tăng cao đột biến, người dân phải chờ hàng giờ đồng hồ để đến lượt. Còn 5 điểm ở các huyện, thị thì số công dân đến làm thủ tục chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Các lĩnh vực hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu vận chuyển số lượng lớn hành khách đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao, bảo đảm an toàn và thông suốt trong dịp nghỉ Tết 2024.