Chuẩn bị khai thác đoạn trên cao metro Nhổn - ga Hà Nội

Khoảng cuối tháng 7 này, Hà Nội sẽ có thêm tuyến đường sắt đô thị thứ hai đi vào vận hành thương mại, giúp từng bước xây dựng Thủ đô theo hướng văn minh và hiện đại.

Dự án metro đoạn Nhổn – ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km, trong đó đoạn trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm dài 4 km. Hiện đoạn trên cao đã cơ bản hoàn tất công tác chạy thử và kiểm định an toàn.

Chuẩn bị khai thác đoạn trên cao metro Nhổn - ga Hà Nội

Ông Nguyễn Bá Sơn, Phó Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: ''Theo kế hoạc thì Bộ GTVT Cục đường sắt Việt Nam sẽ thẩm định bộ hồ sơ và sau khi có kết quả sẽ họp và thông qua cho phép đi vào vận hành thương mại...''

Dự kiến, cũng từ 30/7, dự án sẽ bắt đầu khoan đoạn đi ngầm. Để chuẩn bị, công tác sản xuất vỏ hầm tại nhà máy Hà Nam đã khởi động từ tháng 3.

Với hai dây chuyền công suất 10 vòng hầm/ngày, đến nay, dự án đã sản xuất được 800 trong tổng số gần 3500 vòng hầm, đạt khoảng 25% khối lượng. Một số vỏ hầm thành phẩm đã được vận chuyển về Hà Nội.

Dự án đã sản xuất được 800 trong tổng số gần 3500 vòng hầm, đạt khoảng 25% khối lượng

Ông Padhy, chuyên gia đúc vỏ hầm, Công ty Hyundai Ghella chia sẻ: ''Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội có đoạn ngầm sâu dưới lòng đất nên các tiêu chuẩn thiết kế cho tấm vỏ hầm sẽ có yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn cao hơn so với các cấu kiện thông thường để đảm bảo độ bền, chịu được áp lực đất và nước ngầm, tăng khả năng chống cháy, nứt vỡ. Đặc biệt là về cường độ bê tông, độ chống thấm nước như lớp sơn epoxy đang được sơn bên ngoài vỏ hầm''.

Sau thời gian chạy thử nghiệm, việc đào hầm sẽ do hai máy TBM chính thức đảm nhận, bắt đầu từ ga S9 Kim Mã ở độ sâu gần 20 mét.

việc đào hầm sẽ do hai máy TBM chính thức đảm nhận, bắt đầu từ ga S9 Kim Mã ở độ sâu gần 20m.

Ông Nguyễn Bá Sơn, Phó Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: ''Dự án sử dụng 2 máy khoan hầm được sản suất từ nước Đức. Để giảm thiểu tác động áp lực, 2 máy sẽ khoan so le nhau. Mỗi ngày, sẽ khoan được 10 mét đến 12 mét. 200 mét đầu có thể sẽ khoan chậm vừa khoan vừa thăm dò, sau đó sẽ được đẩy nhanh tốc độ. Như vậy, với khoảng 4km đi ngầm, thời gian khoan hầm sẽ diễn ra trong vòng 15 tháng''.

Đoạn đi ngầm dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ là tuyến thứ hai của Thủ đô đi vào vận hành thương mại sau tuyến Cát Linh – Hà Đông. Tuy nhiên, đây là tuyến đầu tiên có đoạn đi ngầm phức tạp trong khu vực nội thành. Với hai tuyến đường sắt đô thị này, mạng lưới giao thông công cộng của Thủ đô sẽ từng bước được cải thiện, theo hướng hiện đại, an toàn và văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.