Chuẩn bị nguồn nhân lực dự án đường sắt tốc độ cao
Để chuẩn bị cho lộ trình này, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý của mình phải tinh gọn mô hình quản trị, đổi mới phương thức quản lý; tiên phong đi trước đón đầu, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của siêu dự án được đầu tư số vốn lên tới 67 tỷ USD này.
Bằng việc công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM là đơn vị tiên phong nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu cho ngành đường sắt tốc độ cao. Năm 2008, trường đã bắt đầu đào tạo ngành đường sắt đô thị (metro), nhiều cán bộ quản lý, giáo viên của trường đã được cử đi học tập và công tác tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu để tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mới và tham quan thực tế. Nhà trường kỳ vọng sẽ tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao.
PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: “Trường đã mở các chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao như xây dựng tốc độ cao, cơ khí tốc độ cao, điều khiển tự động. Để cụ thể hóa các lĩnh vực này có nhiều hình thức tuyển sinh như hệ đại học, văn bằng 2 và đặc biệt là theo đề xuất nhân lực của ngành giao thông vận tải".
Dự báo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, lĩnh vực xây dựng, chế tạo, sản xuất vật tư, linh kiện của dự án cần 220.000 người vận hành khai thác, quản lý và gần 14.000 nhân sự bảo trì dự án. Để tránh lãng phí cho siêu dự án này, việc sử dụng, đào tạo lại, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực đang có sẵn làm nòng cốt cho dự án mang ý nghĩa quan trọng.
Ông Hà Trọng Thắng, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cho biết: “Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội đường sắt quốc tế. Đặc biệt là đường sắt Việt Nam hiện nay cũng đang có mối quan hệ rất tốt với các nước có đường sắt phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Đối với lực lượng và đội ngũ nhân viên đang được đào tạo và đang thực hiện các nhiệm vụ của tuyến đường sắt này đã nắm bắt cơ bản quy định và cũng đã được đào tạo trong việc tổ chức khai thác".
Bộ Giao thông Vận tải thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo và giao các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ lập đề án riêng về đào tạo nhân lực cho “siêu” dự án.
Để chiến lược phát triển nguồn nhân lực đường sắt tốc độ cao đạt mục tiêu đề ra, tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có, cần sự vào cuộc của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và sự phân công cụ thể của cơ quan chủ quản của dự án. Trong đó, việc sử dụng tài sản công, nguồn kinh phí đào tạo đúng quy định, tránh lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đào tạo được dư luận đặc biệt quan tâm.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức hội nghị "Kết nối điểm đến du lịch dọc tuyến sông Hồng với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng của địa phương.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo sáng sớm nay, Hà Nội không mưa, sương mù vẫn xuất hiện rải rác, nhiệt độ lúc này dao động trong khoảng 14-15 độ. Trời rét buốt.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết, các bến xe khách ở Hà Nội đã có kế hoạch tăng cường phương tiện sẵn sàng phục vụ.
Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội đã họp phiên thứ hai vào chiều ngày 24/12, để giải quyết các vướng mắc của một số dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
0