Chuẩn bị nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao
Trường Cao đẳng Đường sắt là một trong những đơn vị tiên phong tổ chức các khóa đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng, phối hợp các lớp đào tạo kỹ sư đường sắt. Những khóa chuyên ngành sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nguồn nhân lực chất lượng, chuyên sâu về lĩnh vực đường sắt.
Ngoài việc tự nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ, các giảng viên trong Trường còn được cử đi đào tạo nâng cao tại các Trường Đại học, Cao đẳng ở nước ngoài của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thêm vào đó là các khóa bồi dưỡng, nâng cao phương pháp dạy học chuyên ngành chất lượng cao về công trình xây dựng, hệ thống thông tin tín hiệu, lái tàu đường sắt....
Theo tính toán, để vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao thì cần tới gần 14.000 nhân lực. Vì vậy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chủ động liên doanh với các nước có nền công nghiệp đường sắt phát triển, cử nhân lực học tập và hợp tác xây dựng các mô hình tổ chức cũng như cơ sở vật chất để sẵn sàng tiếp nhận các khâu quản lý, khai thác, vận hành.
Ngành đường sắt sẽ tận dụng, phát huy lợi thế và nâng cao chất lượng trên cơ sở đã có hai nhà máy xe lửa Gia Lâm và Dĩ An với tỉ lệ nội địa hóa với đường sắt hiện hữu lên tới 70-80%.
Hiện, với khoảng 2.000 doanh nghiệp xây dựng trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng, đều từng tham gia nhiều dự án xây dựng hạ tầng trọng điểm quốc gia, là bề dày kinh nghiệm đáng kể cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Bộ Giao thông vận tải đã giao các đơn vị lập đề án riêng về đào tạo nguồn nhân lực kèm theo đề án của dự án. Với công nghệ hiện đại, kỹ thuật phức tạp thì việc để dự án này hoàn thành đúng tiến độ là một thách thức rất lớn. Song nếu vận hành tốt thì sẽ nhanh chóng làm tăng hiệu quả kinh tế, xã hội, tạo động lực để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp quận, phường để giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm ngân sách, bảo đảm các chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính được thông suốt.
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương giữ đề xuất rút ngắn biểu giá điện bậc thang từ 6 xuống còn 5 bậc. Theo đó, người tiêu thụ từ 400 số điện phải trả tiền điện tăng, còn người sử dụng ít điện sẽ hưởng lợi.
Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng bền vững, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế "2 con số" là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, diễn ra sáng nay, 14/1, tại Hà Nội.
Chiều nay, 14/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nga Mishustin.
Chiều 14/1, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tiếp thân mật Đại sứ cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet và đoàn công tác đến thăm và làm việc tại UBND thành phố Hà Nội.
Càng gần Tết, Hà Nội càng trở nên rực rỡ hơn với hoa, cây cảnh, đồ trang trí... tràn ngập khắp các nẻo đường. Phố phường luôn đông đúc, tấp nập người qua lại, người mua kẻ bán rộn ràng. Những bước chân vội vã, những trái tim đong đầy niềm vui, đó là không khí chuẩn bị Tết trên mỗi con đường, góc phố.
0