Chuẩn bị tốt nhất để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)
Là đơn vị được giao chủ trì, hướng dẫn các sở, ban, ngành thành phố thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội đang gấp rút triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Hà Nội, cho biết: ''Sở Tư pháp đã chủ động dự thảo kế hoạch triển khai Luật Thủ đô, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm. Qua rà soát, chúng tôi xác định ban hành các văn bản chi tiết thi hành Luật Thủ đô kịp thời, có hiệu lực vào 1/1/2025. Số lượng văn bản khổng lồ, công việc khó khăn phức tạp, với độ khó rất cao, đòi hỏi sụ quyết tâm rất lớn của lãnh đạo thành phố và sở, ngành''.
Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô sửa đổi, nội dung quy định chi tiết Luật Thủ đô bao gồm 49 nội dung, trong số này, 42 nội dung cần được ban hành trước ngày 1/1/2025.
Trước khối lượng công việc đồ sộ, thời gian gấp, Hà Nội đã xác định rõ lộ trình, trong đó ưu tiên những nhiệm vụ cấp bách.
Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, cho biết: ''Hà Nội ưu tiên 4 nhiệm vụ cấp bách, thứ nhất phải xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn. Cùng với đó, phải phân công phân nhiệm cụ thể các đầu mối, với thời gian cụ thể. Thứ 2 là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương để ban hành các văn bản thuộc cấp trung ương. Thứ 3 là cần tăng cường công tác tuyên truyền để tầng lớp nhân dân Thủ đô hiểu rõ, hiểu đầy đủ về điểm đột phá của Luật Thủ đô. Thứ 4 là xây dựng, củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên trong tổ chức triển khai hệ thống luật''.
Luật sư Nguyễn Văn Hà, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội, cho biết: ''6 tháng cuối năm, thành phố tập trung xây dựng hệ thống văn bản triển khai luật, trong đó có Luật Thủ đô sửa đổi. Trên cơ sở đó, chúng ta phải đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp cơ sở để tập huấn, nhằm nâng cao năng lực, để truyền tải đúng chủ trương chính sách. Từ đó, lan tỏa các chủ trương chính sách đến người dân''.
Hiện, các sở đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Tổ trưởng là các giám đốc sở. Theo các chuyên gia, việc quan trọng mà các sở, ngành cần làm đầu tiên là rà soát lại hệ thống văn bản, sao cho đảm bảo tin gọn nhưng đầy đủ nội dung.
TS. Dương Thị Thanh Mai, Viện Trưởng Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, thành viên Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho hay: ''Không phải 100 nội dung là phải có 100 văn bản, mà vấn đề là phải rà soát, để gom lại những vấn đề có thể thể hiện trong cùng 1 văn bản để giảm bớt số lượng văn bản, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung hướng dẫn. Sau đó cần tổ chức soạn thảo như thế nào, phối hợp với các cơ quan đơn vị chủ trì ra sao''.
Sắp xếp, ưu tiên làm trước những nội dung có thể làm trước, làm ngay, có lợi cho người dân, doanh nghiệp! Đây là yêu của lãnh đạo thành phố Hà Nội với các sở, ngành trong xây dựng hệ thống văn bản để triển khai Luật Thủ đô vào thực tiễn.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.
Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.
0