Chung cư nguy hiểm cấp D vẫn còn người ở lại

Tại Hà Nội, chỉ còn quận Ba Đình chưa hoàn thành công tác di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp D. Chính quyền đang kiên trì vận động nhân dân chấp hành chủ trương của thành phố vì lợi ích chung, di dời khỏi chung cư nguy hiểm là để bảo vệ chính mình.

Nhà G6A có 49 hộ dân, thì 44 hộ đã chuyển, còn 5 hộ vẫn bám trụ với nhiều lý do, cho dù chung cư này đã được chính quyền quây tôn, rào chắn vì nguy hiểm cấp độ D. Cấp độ D là cấp độ rất nguy hiểm, nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Nhà G6A còn 5/49 hộ vẫn bám trụ.

Một người ở nhà G6A, khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, giải thích: "tôi ở đây để chứng minh là nhà không thể đổ sập, còn đồ đạc thì tôi đã chuyển đi rồi, chờ gặp chủ đầu tư để xem phương án thế nào, chứ tôi không chống đối".

Nhà chung cư cấp độ D có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Nhà số 148 - 150 phố Sơn Tây, phường Kim Mã, được xây dựng từ những năm 40 thế kỷ trước. Năm 2009, tòa nhà đã bị sập một phần mái ngói tầng hai. Đến nay, 18/19 hộ dân đã di dời, nhưng vẫn còn một hộ ở lại với tâm lý kinh doanh được ngày nào hay ngày đấy.

Việc người dân cố tình ở lại nhà chung cư nguy hiểm cấp D thể hiện sự coi thường tính mạng của chính mình, nhưng cũng cho thấy sự thiếu kiến quyết của chính quyền địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng, ngay trong tháng 4 này, quận Ba Đình sẽ phải hoàn thành công tác di dời các hộ dân ra khỏi nhà G6A khu tập thể Thành Công và nhà 148 - 150 phố Sơn Tây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong lĩnh vực quản lý vận hành nhà chung cư, Luật Nhà ở 2023 giúp giải quyết những tranh chấp thường gặp giữa khách hàng và các đơn vị quản lý, quy định rõ hơn về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 49 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11 quy định về bảo lãnh ngân hàng. Từ ngày 10/12 tới, Ngân hàng Nhà nước cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công đang được thành phố Hà Nội quyết liệt triển khai, nhằm đảm bảo không gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong những tháng vừa qua, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định rõ điều kiện với cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ mà không thành lập doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng quy định này sẽ giúp hạn chế tình trạng mua đi bán lại, thổi giá bất động sản để trục lợi.

Nhiều ý kiến cho rằng cần có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn đầu cơ và việc mua bán bằng giấy viết tay sau khi trúng đấu giá đất.