Chứng khoán 31/5, áp lực chốt lời kéo chỉ số giảm điểm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,6 điểm (0,36%), về mức 1.261,72 điểm; HNX-Index giảm 0,92 điểm (0,38%), về mức 243,09 điểm.
Hai mã VIC và CTG là 2 mã dẫn dắt thị trường, theo sau là FRT. Ngược lại, áp lực điều chỉnh của các mã VCB, GVR, SAB kìm hãm đà tăng tốc của chỉ số.
Kể từ khi có thông tin tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024, nhóm ngành bán lẻ góp phần tăng trưởng tích cực nhất cho chỉ số VN-index.
Trong phiên 31/5, đóng góp chính chủ yếu đến từ mã cổ phiếu FRT khi bật tăng tích cực với mức tăng 3,35%. Ngoài ra còn có sự có mặt của một số mã khác như DGW tăng 1,72%, MWG tăng 1,27%...
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.
Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.
Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.
0