Chứng khoán ngày 12/12: VN-Index giảm điểm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,51 điểm (-0,12%) về mức 1.267,35 điểm; HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,08%) còn 227,99 điểm.
Nhóm ngành giảm điểm chiếm đa số với 14/23 ngành, sâu nhất thị trường là phần cứng giảm 2,93%, chủ yếu do POT giảm gần 7%. Tiếp đến là nhóm viễn thông giảm 2,8% trước sức ép của VGI, FOX và CTR.
Ở chiều ngược lại, ngành tăng mạnh nhất thị trường là năng lượng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 1,25%.
Thanh khoản toàn thị trường đạt 15.162 tỷ đồng, gần tương tự phiên ngày 11/12 và thấp hơn khá rõ trung bình 5 phiên gần nhất.
Thanh khoản đi xuống, khối ngoại cũng thu hẹp đáng kể quy mô giao dịch, lần lượt mua gần 1.025 tỷ đồng và bán gần 1.405 tỷ đồng, kết quả bán ròng hơn 380 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp.
Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất ngày 12/12 là FPT với quy mô gần 125 tỷ đồng, theo sau là MSN gần 48 tỷ đồng, FRT hơn 45 tỷ đồng và MWG gần 43 tỷ đồng.
![user image](../images/user.png)
![user image](../images/user.png)
Ngay trong tuần đầu năm 2025, một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động, nối tiếp xu hướng từ cuối năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, với nhu cầu vốn mạnh mẽ từ các doanh nghiệp.
Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí (Mã: PVE) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, sau thời gian dài bị trì hoãn.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Mã chứng khoán: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và ông Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank, nhằm kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đánh giá, thị trường hàng hóa Tết tại TP. HCM có nguồn hàng phong phú, chất lượng, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, trong đó khoảng 90% hàng hóa là sản phẩm trong nước, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu.
Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết đã sôi động với nhiều loại hàng hóa, giỏ quà Tết. Trong đó, các sản phẩm là hàng Việt Nam được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Các siêu thị, nhà phân phối, chợ truyền thống… đã chủ động nhập, dự trữ hàng hóa thiết yếu, nhiều đơn vị triển khai các chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhất là đối với những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao, để kích cầu sức mua, góp phần bình ổn giá và kiểm soát lạm phát.
0