Chứng khoán Việt Nam có thể được nâng hạng sớm hơn
Nếu được nâng hạng lên mới nổi vào năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn 25 tỷ USD đầu tư giám tiếp từ nước ngoài.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 6,66 triệu tỷ đồng, tăng 12,2% so với cuối năm 2023 - mức tăng trưởng khả quan, giúp niềm tin nhà đầu tư được củng cố. Hiện thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã đạt được 7/9 tiêu chí nâng hạng lên thị trường mới nổi. Từ đây niềm tin nâng hạng đang lớn dần và kỳ vọng có thể sớm hơn dự kiến.
Ông Matthew Smith, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích Khối khách hàng, Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ diễn ra sớm hơn nhờ vào những nỗ lực thay đổi chính sách đến từ Chính phủ. Việc sửa đổi quy định ký quỹ là một yếu tố giúp Việt Nam sớm được nâng hạng.
Còn theo ông Teoh Andrew Hong, CEO Tập đoàn Đầu tư IKARIA (Hồng Kông), cơ hội nâng hạng lên nhóm các thị trường mới của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay thực sự đã quá rõ ràng và hoàn toàn khả thi. Điều rõ nhất là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam với những bước đi cần thiết, vững chắc để chuẩn bị nâng hạng của thị trường.
Lãi suất đã giảm mạnh sau giai đoạn thắt chặt tiền tệ năm 2022 để kiềm chế lạm phát và thúc đã đẩy dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, định giá TTCK vẫn còn hấp dẫn khi lợi nhuận cổ phần (PE) dự phòng 2024 chỉ ở mức 12,1, mức trung bình thấp trong khu vực. Theo các chuyên gia, sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam tăng lên, gắn liền với kỳ vọng nâng hạng thị trường trong năm 2025
Ông Keat Seng Yeoh, Giám đốc Quỹ Đầu tư KCS (Malaysia) cho biết, ông đánh giá rất cao về triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, mở ra cơ hội thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường. Chưa kể, những chuyển biến tích cực từ nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây đem đến cái nhìn tích cực cho thị trường.
Dù được các nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên, để chứng khoán Việt Nam có sớm đạt được điều này, theo bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cần sự chung sức, chung lòng, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và thành viên thị trường của các công ty niêm yết. Việc cung cấp dịch vụ tốt và minh bạch trong công bố thông tin, sự quản trị của các công ty niêm yết là rất cần thiết và quan trọng.
Cách đây ít ngày, tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell cũng đã công bố báo cáo phân hạng thị trường cổ phiếu kỳ tháng 3/2024. Các Quỹ đầu tư hàng đầu trên thị trường đánh giá, khả năng cao Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng trong kỳ tháng 3 hoặc tháng 9 năm sau.
Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.
Hôm nay, 21/11, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực khi VN-Index tiếp tục tăng gần 12 điểm.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường tiền tệ sáng 20/11, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.293 đồng/USD, tăng 5 đồng so với sáng 19/11.
Trái ngược với sự khởi sắc của nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán trong nước liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc. Thanh khoản thấp đang là vấn đề đối với thị trường.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
0