Chứng khoán Việt nhiều cơ hội phát triển đột phá năm 2025
Năm 2025, với những quy định mới được áp dụng, khả quan đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường, nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục kỳ vọng vào một thị trường chứng khoán tăng trưởng đột phá.
Có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán 5 năm, dù đã tính toán phân chia cụ thể hạng mục đầu tư dài hạn và ngắn hạn, tuy nhiên anh Anh Tuấn thừa nhận năm 2024 là một năm khó với các nhà đầu tư cá nhân. Kỳ vọng về năm 2025, vì thế cũng lớn hơn.
Nhìn về tổng thể, năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực so với các thị trường ở khu vực và trên thế giới. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7 triệu tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số tài khoản của nhà đầu tư đạt gần 9,16 triệu, tăng khoảng 26% so với cuối năm 2023.
Từ 1/1/2025, Luật Chứng khoán sửa đổi chính thức có hiệu lực với việc quy định cụ thể 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tạo cao sở thuận lợi cho việc thanh tra giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.
Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: “Đối với việc tăng cường thêm các hàng hóa chất lượng trên thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo các Sở Giao dịch tăng cường việc rút ngắn thời gian như gắn IPO với niêm yết, thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết trên sàn và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, lớn để được đấu giá, phát hành chứng khoán ra công chúng để tạo thêm hàng hóa tốt cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”.
Tại buổi lễ Khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên năm 2025 vừa qua, Bộ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Văn Thắng đã giao 6 nhiệm vụ trọng điểm cho ngành chứng khoán năm 2025 và tin tưởng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có một năm 2025 phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế và là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Chính phủ.
Hết năm 2024, chỉ số VN-Index tăng 12,11% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị giao dịch bình quân đạt 20.849 tỷ đồng/phiên, tăng 18,6% so với bình quân năm trước. Dù vậy năm 2024, chỉ số này vẫn chưa vượt ngưỡng kháng cự 1.300 điểm, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới suy giảm, nguồn hàng hoá chất lượng còn thiếu.
Trong phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán thấy rõ trong phiên chiều khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm tới hơn 3 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến cho chỉ số hồi phục về tham chiếu và tăng nhẹ.
Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.
Sau 5 phiên tăng liên tiếp, giá dầu thế giới hôm nay (7/1) quay đầu giảm khi chịu tác động bởi một số tin tức kinh tế không lạc quan từ Mỹ và Đức. Đồng thời, dự báo nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép lên giá dầu.
Theo thống kê của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), đến cuối 2024, thị trường chứng khoán có gần 9,3 triệu tài khoản, trong đó mở mới thêm 2 triệu tài khoản.
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.
Với diện tích trên 7.800 ha trồng bưởi, cây bưởi đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội, đem lại thu nhập ổn định và góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân ngoại thành Hà Nội.
0