Chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả mưa lũ

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và mưa lớn kéo dài trên diện rộng, địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất… đã chịu nhiều thiệt hại từ úng ngập, Công an thành phố Hà Nội đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng tại chỗ trực tiếp đến các vùng ngập úng hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội, Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an thành phố Hà Nội đã chủ động nắm tình hình và ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn do ảnh hưởng của mưa lũ.

Công an huyện Chương Mỹ đã huy động mọi điều kiện, lực lượng, phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị để sẵn sàng tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, sự cố, cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”; phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn khắc phục hậu quả của mưa lũ và tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với các sự cố, thiên tai có thể xảy ra.

Nhiều hộ dân tiếp tục phải mua thuyền, bình ắc quy để sinh hoạt, đi lại. Theo một số người dân, dù có nhiều kinh nghiệm sống chung với lũ, nhưng năm nay họ vẫn bị động bởi lũ dâng cao sớm hơn so với mọi năm.

Lực lượng công an các địa phương đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng tại chỗ trực tiếp đến các vùng ngập úng hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Những ngày qua, các lực lượng công an, quân đội tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân trong vùng ngập lụt bị chia cắt. Để chống lũ, đảm bảo đời sống nhân dân, Công an xã Bình Yên, huyện Chương Mỹ đã tổ chức ứng trực 24/24h, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết và các sự cố xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời; đồng thời, cắm biển cảnh báo và phân công, bố trí lực lượng chốt chặn, canh phòng tại các khu vực nguy hiểm, không để người dân, nhất là các cháu học sinh và các loại phương tiện lưu thông qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.