Chương mới trong lịch sử hợp tác Trung Quốc và châu Phi

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 5 đến 9 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi.

Nguyên tắc “chân thành, thực tế, hữu nghị và thiện chí”

Trong chương trình nghị sự của hội nghị, các bên thảo luận về những dự án cơ sở hạ tầng, chống biến đổi khí hậu, năng lượng mới, an ninh và hòa bình, cũng như vấn đề tài chính của các quốc gia châu Phi.

Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng FOCAC là một cơ chế hiệu quả để thúc đẩy hợp tác thực chất giữa Trung Quốc và châu Phi. Điều này phản ánh nguyên tắc "chân thành, thực tế, hữu nghị và thiện chí" tạo nên trụ cột trong chính sách châu Phi của Trung Quốc.

Với lịch sử trồng lúa lâu đời nhưng năng suất thấp, châu Phi từ lâu đã phụ thuộc vào một phần lớn lương thực được nhập khẩu. Để giúp giải quyết các vấn đề như thiếu giống lúa mới, Trung Quốc đã cử các nhà khoa học về lúa đến lục địa nhiệt đới này, với hy vọng mang lại triển vọng mới cho hợp tác Trung Quốc - châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Lúa lai Trung Quốc đã được đưa đến hơn 20 nước châu Phi, giúp tăng năng suất lúa ở nhiều nước từ mức trung bình hai tấn / ha lên 7,5 tấn/1 ha.

Lúa lai Trung Quốc đã bén rễ và đạt được những kết quả khả quan ở châu Phi, thúc đẩy năng suất và làm giàu cho nông dân địa phương. Trong những năm gần đây, các dự án hợp tác trồng lúa giữa Trung Quốc và châu Phi đã được triển khai ở nhiều nước châu Phi, chẳng hạn như Nigeria, Kenya và Mozambique.

Cây trồng này đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị và hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi. Cho đến nay, lúa lai Trung Quốc đã được đưa đến hơn 20 nước châu Phi, giúp tăng năng suất lúa ở nhiều nước từ mức trung bình hai tấn / ha lên 7,5 tấn/1 ha.

Chúng tôi đã xuất khẩu năm loại hạt giống sang các nước châu Phi như Burundi, Uganda, Rwanda và Tanzania. Các loại hạt giống chính là lúa lai, ngô, hạt cải dầu và rau. Năng suất lúa địa phương vào khoảng 3.750 đến 4.500 kg/ha, trong khi năng suất lúa lai của chúng tôi vào khoảng 7.500 đến 9.000 kg/ha.

Ông Duan Qilong - Giám đốc tiếp thị - Công ty hạt giống tại tỉnh Tứ Xuyên.

Một loại lúa chịu hạn mới do Trung Quốc phát triển đã được chứng minh và quảng bá tại hơn 10 quốc gia châu Phi, mang đến hy vọng mới cho mục tiêu "không còn nạn đói" tại châu lục này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) năm 2006 tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã cam kết thành lập 10 trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp đặc biệt tại châu Phi.

Theo báo cáo do Trung Quốc vừa công bố, nước này giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong 15 năm liên tiếp. Hải quan Thượng Hải đã triển khai các biện pháp mới để đẩy nhanh quá trình thông quan trái cây châu Phi, cung cấp cho người tiêu dùng Trung Quốc nhiều loại sản phẩm tươi ngon, chất lượng cao hơn.

Một loại lúa chịu hạn mới do Trung Quốc phát triển đã được chứng minh và quảng bá tại hơn 10 quốc gia châu Phi.

Một tàu chở hàng chở 67,5 tấn táo và cam từ Nam Phi đã cập cảng ở Thượng Hải, sau khi hoàn tất thủ tục kiểm tra biên giới và nhập cảnh.

Nhờ sự hợp tác kinh tế và thương mại chặt chẽ giữa Trung Quốc và châu Phi, người dân Trung Quốc hiện có thể thưởng thức ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ lục địa này. Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan khu vực cảng Waigaoqiao Thượng Hải đã kiểm tra gần 2.300 tấn trái cây nhập khẩu từ Nam Phi, như bưởi, cam, lê và táo.

Chính sách ngoại thương thuận lợi của Trung Quốc đang mở ra những cơ hội mới cho các sản phẩm nông nghiệp châu Phi. Hoa hồng Kenya nổi tiếng với nụ lớn và màu sắc rực rỡ, đã đến được thị trường Trung Quốc chỉ trong 13 giờ nhờ các chuyến bay tăng cường giữa Trung Quốc và châu Phi.

Người dân Trung Quốc hiện có thể thưởng thức ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ châu Phi.

Vào ngày 18 tháng 7 năm nay, 400 bông hồng tươi được Công ty Xiyue Flowers nhập khẩu từ Kenya đã được tái xuất sang Uzbekistan, trở thành vụ giao dịch trung chuyển hoa tươi châu Phi đầu tiên tại Trung Quốc.

Các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc - châu Phi hợp tác phát triển được triển khai trên khắp lục địa, giúp cải thiện khả năng kết nối, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của châu Phi.

Năm nay, sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi trong các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, tính đến cuối năm 2023, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi đã vượt quá 40 tỷ USD, trở thành một trong những nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu vào châu Phi.

Cảng nước sâu Kribi, cảng nước sâu duy nhất ở Cameroon, được xây dựng với sự hỗ trợ của một công ty Trung Quốc giúp cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Cảng nước sâu Kribi, cảng nước sâu duy nhất ở Cameroon, được xây dựng với sự hỗ trợ của một công ty Trung Quốc, đã giúp cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Cảng có sản lượng hàng năm là 250.000 đơn vị tương đương 20 feet và 1,2 triệu tấn hàng rời.

Năm 2011, công trình bắt đầu triển khai giai đoạn I của Dự án Cảng nước sâu Kribi. Bảy năm sau, cảng chính thức đi vào hoạt động. Năm 2019, Cảng nước sâu Kribi chính thức khởi công giai đoạn II. Tính đến năm 2023, Cảng nước sâu Kribi đã tạo ra khoảng 760 triệu đô la Mỹ doanh thu hải quan và tạo ra 3.000 việc làm trực tiếp.

Việc xây dựng cảng cũng thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới đường bộ ở các khu vực xung quanh, lưới điện, mạng lưới hàng không và phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông khác.

Vào ngày 21 tháng 1 năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã cùng nhau công bố giai đoạn thứ hai của Khu hợp tác kinh tế và thương mại TEDA Suez giữa Trung Quốc và Ai Cập.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tham gia xây dựng hơn 6.000 km đường sắt, hơn 6.000 km đường cao tốc, hơn 80 công trình điện quy mô lớn và gần 20 cảng ở châu Phi. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của châu Phi.

Tìm kiếm con đường dẫn đến thành công

Câu chuyện thành công của Trung Quốc đã chứng tỏ rằng con đường dẫn đến hiện đại hóa không chỉ có một. Mỗi một quốc gia có thể tìm ra một con đường phát triển phù hợp với điều kiện của mình.

Trung Quốc luôn ủng hộ mạnh mẽ các quốc gia và người dân châu Phi trong việc khám phá con đường phát triển của riêng mình, đồng thời tích cực chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè châu Phi về quản trị và xóa đói giảm nghèo, cùng nhiều hoạt động khác, nhằm theo đuổi tiến trình hiện đại hóa chung.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa là một trong số các nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 2/9. Ảnh: Tân Hoa xã.

Ngoài các cuộc hội đàm với Chủ tịch và Thủ tướng nước chủ nhà, ông còn đến thăm Thâm Quyến, một trung tâm kinh tế và công nghệ tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) năm 2024.

Tổng thống Ramaphosa và các bộ trưởng của mình gặp gỡ các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp tại thành phố này. Họ cũng đã tham quan trụ sở của hai công ty công nghệ.

Một trong số đó là BYD, nhà sản xuất xe năng lượng mới hàng đầu của Trung Quốc. Tổng thống Ramaphosa cho biết ông rất ấn tượng với các công nghệ xe năng lượng mới cốt lõi của BYD. Chủ tịch BYD Wang Chuanfu cho biết công ty đang có kế hoạch mở một nhà máy sản xuất tại Nam Phi và hy vọng nhận được sự hỗ trợ về chính sách từ chính phủ Nam Phi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nam Phi bắt nguồn từ sự ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc, cũng như sự đoàn kết và hợp tác trong việc theo đuổi công bằng và công lý quốc tế.

Tôi đã đến thăm Nam Phi nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Phi nào khác và ngài là nguyên thủ quốc gia châu Phi đầu tiên mà tôi tiếp đón trước hội nghị thượng đỉnh FOCAC, một lần nữa chứng minh mối quan hệ song phương cấp cao và tình hữu nghị giữa hai nước. Năm nay kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập Nam Phi mới. Bất chấp những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, không có thay đổi nào đối với sứ mệnh theo đuổi hiện đại hóa của Trung Quốc và Nam Phi, không có thay đổi nào đối với cam kết thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - châu Phi và không có thay đổi nào đối với khát vọng cải thiện quản trị toàn cầu của chúng ta.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện cho kỷ nguyên mới.

Nguồn lực mới cho châu Phi

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) lần này, được kỳ vọng đánh dấu một bước phát triển mới trong mối quan hệ Trung Quốc - châu Phi.

Quan hệ đối tác này là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiềm năng để các nước đang phát triển đạt được mục tiêu hiện đại hóa theo cách riêng của họ. Cam kết chung đối với bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi đã đặt nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển bền vững. Bằng cách tận dụng thế mạnh của mình và học hỏi lẫn nhau, Trung Quốc và châu Phi sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn nữa trong quá trình hợp tác.

Bắc Kinh đã thể hiện mong muốn chuyển hướng từ việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng đắt đỏ để tập trung vào việc bán các công nghệ tiên tiến và xanh mà các công ty Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho các nền kinh tế đang phát triển.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tiếp đón các nhà lãnh đạo châu Phi dự hội nghị ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo với các đại biểu từ hơn 50 quốc gia châu Phi rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thực hiện 30 dự án cơ sở hạ tầng trên khắp lục địa giàu tài nguyên này và cung cấp 360 tỷ nhân dân tệ (50,70 tỷ USD) hỗ trợ tài chính.

Ông kêu gọi thành lập "một mạng lưới Trung Quốc - châu Phi bao gồm các tuyến đường bộ - biển và phát triển phối hợp".

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi được tổ chức tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã vạch ra một chương trình 3 năm cho Trung Quốc và các quốc gia châu Phi.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi đã vạch ra một chương trình 3 năm cho Trung Quốc và các quốc gia châu Phi.

Bên cạnh 30 dự án kết nối cơ sở hạ tầng, "Trung Quốc sẵn sàng triển khai 30 dự án năng lượng sạch tại châu Phi", đồng thời đề nghị hợp tác về công nghệ hạt nhân và giải quyết tình trạng thiếu điện đang làm chậm trễ các nỗ lực công nghiệp hóa.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres là khách mời đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi kéo dài ba ngày.

Ông Guterres cho rằng hợp tác Trung Quốc - châu Phi không chỉ giúp giải quyết sự chênh lệch phát triển mà châu Phi đang phải đối mặt mà còn mang đến cơ hội quan trọng để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc vào năm 2030.

Chúng ta cần cải cách hệ thống tài chính quốc tế để phù hợp với nền kinh tế hiện nay và mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển. Bởi vì hợp tác Trung Quốc - châu Phi rất có ý nghĩa, vì Trung Quốc có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp những khoản đầu tư mà châu Phi cần có để thu hẹp những khoảng cách về cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Đến Bắc Kinh, châu Phi có thể thu được những kết quả thực tế, không chỉ là những lời hứa về tăng cường đầu tư, thúc đẩy thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhờ cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện một phép màu kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, xóa đói giảm nghèo và xây dựng một xã hội khá giả ở mọi phương diện.

Hành trình phát triển kinh tế của Trung Quốc rất hấp dẫn và mô hình phát triển của nước này có lẽ là rất thành công. Nhưng nếu sao chép mô hình phát triển của Trung Quốc một cách cứng nhắc, thì các nước châu Phi không thể đạt được nhiều thành tựu, vì thực tế và hệ thống kinh tế, chính trị của mỗi nước là rất khác nhau.

FOCAC sẽ là sự động viên mạnh mẽ cả vật chất và tinh thần để các nước châu Phi tìm được con đường phù hợp dẫn đến thành công.

Những thách thức do sự gia tăng bất ổn toàn cầu đặt ra khiến các đối tác truyền thống như châu Phi và Trung Quốc phải sáng tạo, vì họ phải tiêp thêm động lực mới vào quan hệ đối tác của mình, có thể biến các cơ hội hiện có thành kết quả cụ thể.

Và Hội nghị thượng đỉnh FOCAC được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống quản trị toàn cầu để xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn, tuân thủ nguyên tắc ‘thế giới là một cộng đồng có chung tương lai”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội khinh khí cầu lần thứ 5 đã được tổ chức tại Qatar, với khoảng 60 chiếc nhiều hình dạng và chủ đề khác nhau của các đội thuộc 21 quốc gia.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo sẽ có hành động đáp trả lực lượng Houthi tại Yemen, sau vụ tấn công bằng tên lửa của nhóm này nhằm vào thủ đô Tel Aviv.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất, đồng thời nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ của Nga.

Một số thành viên của công đoàn đại diện cho hơn 10.000 nhân viên tại Starbucks đã bắt đầu một cuộc đình công kéo dài 5 ngày tại các cửa hàng ở Los Angeles, Chicago và Seattle từ ngày 20/12, với lý do các vấn đề về lương bổng, nhân sự và lịch làm việc chưa được giải quyết.

Phát biểu tại một hội nghị quy tụ đông đảo cử tri của đảng Cộng hòa tại thành phố Phoenix (bang Arizona) vào ngày 22/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lên tiếng bác bỏ tin đồn rằng, tỷ phú Elon Musk sẽ thay thế ông nắm quyền tổng thống.

Tổng thống Panama đã có phản hồi chính thức đối với lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc sẽ lấy lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama, một tuyến đường thủy quan trọng mang lại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế Panama và đóng vai trò thiết yếu trong thương mại toàn cầu.