Chuyển đổi nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội
Sinh sống nhiều năm trong khu Pháp Vân - Tứ Hiệp ở quận Hoàng Mai, anh Nguyễn Văn Bính cùng nhiều người dân rất xót xa trước sự xuống cấp, sử dụng lãng phí tại khu ký túc xá dành cho học sinh, sinh viên này. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp luôn thưa vắng, dù giá thuê rất phải chăng. Công trình gồm 6 tòa nhà (từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên, nhưng đến nay chỉ có ba tòa A6, A5, A1 đi vào hoạt động và chưa bao giờ được lấp đầy.
Các tòa A2, A3 thì đang xuống cấp do bị bỏ hoang nhiều năm. Khắp nơi là sự tạm bợ và ô nhiễm; tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích diễn ra khá phổ biến. Xung quanh ký túc xá mọc lên nhiều bãi đỗ xe, gara sửa ô tô, ki-ốt kinh doanh gây mất mỹ quan và không đảm bảo công tác phóng cháy chữa cháy.
Trước thực trạng này, năm 2017, Sở Xây dựng đã đề xuất chuyển đổi tòa A2, A3 thành nhà ở xã hội. Qua rà soát và đối chiếu các quy định của pháp luật, UBND thành phố đã chấp thuận đề xuất này. Theo đó, hai tòa A2, A3 sẽ hoàn thiện chuyển đổi trong năm 2026. Riêng tòa A4 hoàn thành trong năm 2027.
“Khi mà xã hội còn đang nhiều vất vả thì thành phố đã nghĩ đến việc cấp nhà ở và tận dụng những tài sản sẵn có để thực thi các chính sách. Khi ngôi nhà bị bỏ hoang thì rõ ràng có nhiều tệ nạn. Nếu đưa vào khai thác thì nhà có chủ rõ ràng vận hành sẽ tốt hơn và chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng đô thị sẽ nâng cao”, KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận định.
Mở rộng phân khúc nhà ở xã hội cho thuê, việc chuyển đổi nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp còn thể hiện quyết tâm của Hà Nội xử lý các dự án treo, bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn lực đất đai. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Hà Nội phải hoàn thành xây 18.700 căn nhà ở xã hội nhưng đến nay mới đạt gần 37% mục tiêu.
Trái ngược với đà tăng giá phi lý, vượt xa giá trị thực của phân khúc bất động sản thấp tầng, lợi suất cho thuê gồm nhà riêng, nhà phố và đất nền vừa trở về mức của đầu năm 2021 là 3%/năm.
Ô đất tại địa chỉ 94 Lò Đúc đã được thành phố Hà Nội giải phóng mặt bằng từ năm 2013, nhưng đến nay dự án vẫn bỏ hoang, gây lãng phí. Trao đổi tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đã yêu cầu các sở, ngành loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với dự án này.
Theo kế hoạch, ngày 11/1/2025, huyện Ba Vì sẽ tổ chức đấu giá 51 thửa đất tại 4 xã Phú Sơn, Đồng Thái, Thụy An và xã Phú Phương.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất thổ cư đã được quy định rất rõ trong Luật Đất đai 2024. Để thực hiện, người dân có thể tìm hiểu những quy định mới trong Nghị định 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 4 ô đất: CT1, CT2, LK1.2 và NT thuộc dự án Khu chức năng đô thị ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
Triển khai nhiệm vụ năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai sau sáp nhập.
0