Chuyển đổi số đem lại hiệu quả trong y tế

Tiến hành chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội đã tối giản thủ tục hành chính. Nhờ chuyển đổi số, tại đây đã không còn in phim chụp, máy đọc phim vì thế không cần sáng đèn. Một số loại sổ sách chép tay, thậm chí bút viết cũng dần biến mất.

Không cần đến sớm hay xếp số, ông Vũ Văn Hùng (quận Long Biên, Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang theo đúng giờ đã hẹn để khám định kỳ bệnh tiểu đường. Chỉ sau hơn một tiếng, ông đã hoàn tất lịch khám.

Ông Hùng chia sẻ: "Mọi cái rất đơn giản, đi chụp phim cũng không phải cầm giấy tờ quay trở lại nơi khám, rất nhanh".

Được đặt lịch khám, chọn chuyên khoa và giờ khám theo nhu cầu bản thân. Sau khi đến viện, mọi thông tin của người bệnh đã được cập nhật đến cho bác sĩ khám nên không còn cảnh phải xếp hàng, lấy số. Điều này đã giúp giảm thời gian chờ đợi. Hàng trăm bệnh nhân đến khám tại đây đều cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi nhờ chuyển đổi số.

Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS) trên máy tính đã hỗ trợ cho các bác sỹ đọc phim.

Từ một năm nay, chiếc đèn đọc phim X-quang, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, ở các khoa phòng của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trở nên thừa thãi. Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS) trên máy tính đã hỗ trợ cho các bác sỹ đọc phim. Thậm chí, mọi dữ liệu cận lâm sàng như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, nội soi…của bệnh nhân đều được cập nhật lên phần mềm quản lý bệnh viện.

Hàng trăm bệnh nhân đến khám tại đây đều cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi nhờ chuyển đổi số.

Mỗi ngày, tại đây luôn tiếp nhận khoảng 1.700 - 2.000 bệnh nhân đến khám, gần 900 giường nội trú hầu như luôn kín. Trước đây, khi chưa ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh, Bệnh viện Đức Giang cũng không thoát khỏi tình trạng quá tải đặc biệt vào đầu giờ sáng, đầu tuần ở khu khám bệnh, quầy thuốc và khu vực thanh toán.

Chỉ trong bốn năm, lượng bệnh nhân đến với viện tăng gấp đôi trong khi số nhân viên y tế và bàn khám không đổi. Hiện, hoạt động số hóa đã đáp ứng được 85% các quy trình vận hành trong bệnh viện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.