Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế Việt - Trung
Nhiều năm trở lại đây, thị trường Trung Quốc không còn “dễ tính” với hàng hoá Việt Nam mà đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Để đảm bảo cán cân thương mại giữa 2 nước, hỗ trợ đắc lực trong việc vận chuyển, đảm bảo chất lượng hàng hoá, chuyển đổi số đóng vai trò then chốt.
Nông sản Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng mạnh mẽ tại Trung Quốc khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng gần 113% tương đương gần 1,2 tỷ USD so với năm ngoái.
Từ nửa cuối năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã lần lượt ký Nghị định xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, chuối, khoai lang, tổ yến, mở ra cơ hội mới cho các mặt hàng thâm nhập sâu vào thị trường lớn này.
Tuy nhiên đây lại là mặt hàng dễ hư hỏng và không còn năng lực tiêu thụ nếu thời gian thông quan quá lâu. Vừa qua cửa khẩu số Lào Cai đã chính thức đi vào hoạt động, giúp giảm chi phí lưu kho bãi, chi phí logistic, rút ngắn thời gian chờ đợi thông quan cho hàng hoá tại cửa khẩu
Ông Hoàng Chí Hiền - Giám đốc Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Lào Cai cho biết: "Chúng tôi đang triển khai thí điểm tại cửa khẩu số 2 đường bộ Kim Thành, thông qua việc chuyển đổi số trong lĩnh vực cửa khẩu, thể hiện rõ sự công khai minh bạch và quy trình rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện việc khai báo thủ tục hải quan hay làm thủ tục đăng ký hoặc có thể rút ngắn thời gian thông quan và các chi phí phát sinh không đáng có".
Ông Lê Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Vinalines nói: "Việc chuyển đổi số thực sự sẽ tạo nên kết nối và thuận lợi hoá trong vấn đề đảm bảo các dịch vụ các đơn hàng là đúng thời gian, đúng quy chuẩn, tận dụng, chia sẻ được các nguồn lực của logictic, gián tiếp điều đó sẽ làm giảm các chi phí logictic và tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất nhập khẩu giữa hai bên".
86% DN vừa và nhỏ Việt Nam tin rằng, sẽ không thể xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử (TMĐT). Dự báo, kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT và sàn thương mại điện tử cũng được đánh giá là một kênh tiềm năng quảng bá sản phẩm, xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng Việt nam sang Trung Quốc.
Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: "Thương mại điện tử của Trung Quốc và Việt Nam đều đang phát triển mạnh mẽ. Hà Nội chỉ số thương mại điện tử luôn đứng thứ 2 của cả nước và Sở Công Thương Hà Nội thường xuyên phối hợp với sàn thương mại điện tử lớn để thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới, trong đó có thị trường Trung Quốc".
Với những nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, chuyển đổi số chắc chắn sẽ là điểm sáng trong bức tranh giao thương, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0