Chuyển đổi xanh để thu hút khách du lịch
Tại Việt Nam, có 97% du khách Việt tham gia khảo sát cho biết họ muốn đi du lịch bền vững hơn trong 12 tháng tới. Trong đó, 75% du khách cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn du lịch bền vững đã được cấp chứng nhận và 83% du khách bày tỏ mong muốn có thể giúp những địa điểm nơi họ đến du lịch trở nên xanh, sạch hơn sau khi rời đi.
Những năm gần đây, mỗi khi đi du lịch, gia đình anh Đỗ Tuấn Anh thường mang theo đồ dùng có thể tái sử dụng, hạn chế đồ dùng một lần và ưu tiên lựa chọn những tour du lịch xanh.
Anh Đỗ Tuấn Anh, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ: "Mỗi lần đi tour, tôi được tặng các đồ dùng tái sử dụng như mũ, túi xách, ô, giúp bảo vệ môi trường hơn và không phải sử dụng nhiều đồ dùng một lần. Gia đình tôi cũng luôn ưu tiên những đồ vật có thể tái sử dụng được".
Mặc dù phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững đã trở thành xu hướng chung của toàn cầu, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có cơ chế chính sách riêng cho loại hình du lịch này khiến các đơn vị thực hiện chưa thể mạnh tay đầu tư.
Ông Lê Bá Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Hà Nội, cho hay: "Chính sách từ trung ương đến địa phương, từ đó thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch có thể nhìn thấy con đường để đầu tư vào, hình thành lĩnh vực du lịch xanh, bền vững. Thứ 2, các địa phương cũng cần có quy hoạch cho du lịch, trong đó có du lịch xanh".
Các chuyên gia đề xuất cần xây dựng bộ tiêu chí kết nối các doanh nghiệp và cập nhật, xếp hạng kiểm soát việc phát thải. Ngay từ năm 2025 có thể chọn là năm phân loại rác tại nguồn, chủ động triển khai trước phân loại rác tại nguồn, đồng thời xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát lượng phát thải carbon cho ngành du lịch, có điều chỉnh, cập nhật.
Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Sau chuỗi ngày giảm, giá vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh, với giá vàng miếng hầu hết các thương hiệu tăng 600.000 đồng/lượng.
0