Chuyên gia khuyên doanh nghiệp Việt phát triển điện toán đám mây

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Thị trường trung tâm dữ liệu (data center) và điện toán đám mây (cloud) đang là vấn đề nóng trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ nội địa đang có cơ hội lớn để tăng tốc và bứt phá. Chính vì vậy trong Hội nghị thưởng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á (FOSSASIA Summit 2024), nhiều doanh nghiệp Việt đã đến tham dự và chia sẻ quá trình đơn vị phát triển hệ thống điện toán đám mây với mong muốn được trao đổi và học hỏi thêm về lĩnh vực này.

Anh Vũ Tuấn Đạt, kỹ sư giải pháp cloud của Viettel IDC cho biết, từ năm 2018, tập đoàn Viettel đã chủ trương chuyển dịch các hạ tầng truyền thống của tập đoàn lên cloud. Tính đến thời điểm hiện tại đã chuyển dịch được 80% hạ tầng truyền thống lên cloud. Lợi ích chung của cloud là tối ưu được hạ tầng, tối ưu được tài nguyên và chi phí, không để có tài nguyên dư thừa hay rảnh rỗi.

Việt Nam được công nhận là một trong mười thị trường trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây phát triển nhanh nhất thế giới.

Việt Nam đã thể hiện tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, đóng góp khoảng 14,26% vào GDP của quốc gia. Trung tâm Dữ liệu và Điện toán Đám mây đã trở thành hạ tầng cốt lõi trong quá trình này và Việt Nam được công nhận là một trong mười thị trường trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây phát triển nhanh nhất thế giới.

Mặc dù quy mô toàn thị trường tại nước ta đang mở rộng rất nhanh nhưng thị phần các nhà cung cấp trong nước chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn. Báo cáo toàn cảnh thị trường trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2023 công bố cuối năm ngoái, tỷ lệ thị phần giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa là 77,8% và 22,2%. Các nhà cung cấp dịch vụ nội địa cần tận dụng thế mạnh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của thị trường.

Ông Frank Karlitschek, Giám đốc Điều hành Nextclout chia sẻ, điều quan trọng nhất để các doanh nghiệp Việt phát triển hệ thống điện toán đám mây là lựa chọn công ty cung cấp phần mềm của Việt Nam với những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Bởi những đơn vị đó sẽ hiểu thị trường và vận hành một cách phù hợp nhất, hạn chế được sự không đồng bộ và phụ thuộc vào bên thứ ba.

Ngoài những thông tin về phát triển dữ liệu điện toán đám mây, ngày thứ hai của hội nghị FOSSASIA Summit 2024 đã có gần 100 phiên thảo luận được chia sẻ về hệ điều hành số, xây dựng và phát triển ứng dụng tiền số, trí tuệ nhân tạo, hệ thống quản trị dữ liệu nguồn mở… Hội nghị không chỉ nêu rõ bối cảnh hiện tại mà còn đưa ra tầm nhìn về cách công nghệ mở có thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân và định hình tương lai của ngành công nghệ.

FOSSASIA Summit 2024 sẽ bế mạc vào ngày mai 10/4.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ AI đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ nâng cao năng lực nội bộ, đảm bảo bảo mật đến tuân thủ quy định pháp lý.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng có những bước tiến mới đột phá và đang được ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm, giải pháp AI đang được ứng dụng đều do các công ty công nghệ Việt Nam phát triển.

Tuần lễ Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp với Hội Tin học TP. HCM tổ chức đã khai mạc vào hôm nay 22/10.

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 10/2024.

Do hiệu quả hoạt động chung của tập đoàn không đạt như mong đợi, Samsung Electronics của Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu điều chỉnh cơ cấu kinh doanh của mình. Trong số đó, bộ phận bán dẫn đã quyết định rút khỏi hoạt động kinh doanh diode phát sáng (LED) đã thu hút sự chú ý của thế giới.