Chuyện nghề “đo gió, đếm mây”
Hằng ngày, dù nắng hay mưa, kể cả giữa lúc có giông bão, các quan trắc viên của Trạm khí tượng Nông nghiệp Ba Vì vẫn phải miệt mài quan sát, cập nhật số liệu, ghi chép cẩn thận. Từ sáng sớm đến đêm, cứ 3 tiếng/lần họ phải ra thăm vườn khí tượng để kiểm tra từng mẫu đất, đong đo từng hạt mưa trong bể chứa... rồi tập hợp số liệu báo về trung tâm.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề khí tượng, anh Phùng Hữu Hưởng, Quan trắc viên Trạm khí tượng Nông nghiệp Ba Vì chia sẻ, trong mỗi ca trực, các anh có nhiệm vụ quan trắc và phát báo về những yếu tố khí hậu, thời tiết như: hướng gió, mây, mưa, nắng, tầm nhìn, độ ẩm, nhiệt độ (nhiệt độ đất và không khí)…. Không chỉ đơn giản là đo lấy số liệu thô, các quan trắc viên còn phải tổng hợp, tính toán, mã hóa dữ liệu theo quy ước chung truyền về trung tâm dự báo. Cường độ của công việc theo từng giờ, từng ngày, đặc biệt là trong mùa mưa bão, chính vì thế, người quan trắc viên khi nào cũng tập trung cao độ trong công việc, xử lý chính xác từng con số, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Để có thể tổng hợp và đưa ra con số dự báo chính xác nhất, tại mỗi trạm quan trắc khí tượng, các quan trắc viên sẽ phải áp dụng nhiều phương pháp quan trắc khác nhau: quan trắc thủ công, quan trắc bằng trực giác của con người, quan trắc bán tự động và quan trắc tự động hoàn toàn… tùy thuộc vào từng yếu tố.
Nhiệm vụ của những người quan trắc viên trên địa bàn Hà Nội ngoài việc đo mây, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí trên mặt đất, còn phải theo dõi mực nước, lưu lượng nước và lấy mẫu nước để phục vụ cho việc dự báo lũ lụt và chất lượng môi trường...
Sau khi cập nhật số liệu quan trắc thực đo của các trạm khí tượng thủy văn trên cả nước, các dự báo viên tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tổng hợp, tính toán để từ đó đưa ra các bản tin dự báo thời tiết, là cơ sở để mọi ngành, mọi người phòng tránh, giảm nguy cơ thiệt hại do thiên tai.
Hiện nay, điều kiện tác nghiệp đã đầy đủ hơn nhưng nghề khí tượng thủy văn vẫn còn không ít khó khăn, vất vả, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một hiện hữu với tính chất “dị thường hơn, cực đoan hơn”… Tuy vậy, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả mưa bão, nắng nóng gay gắt đến thời tiết dị thường, các quan trắc viên vẫn miệt mài thực hiện công việc của mình để mang đến những số liệu chính xác nhất cho công tác dự báo. Những thông tin, số liệu mà các quan trắc viên gửi về góp làm nên bản tin dự báo thời tiết cho người dân, phục vụ xã hội, giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đó chính là niềm vui và nguồn động lực to lớn đối với công việc của các quan trắc viên.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
0