Chuyển nhà tái định cư bỏ hoang thành nhà ở xã hội

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Những căn hộ thuộc khu 38,4 ha phường Bình Khánh, thành phố Thủ Đức, nằm trong chương trình 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm , đã bị bỏ hang gần 10 năm nay. Xót xa trước cảnh hoang tàn này, nhiều người chỉ biết hy vọng, mong mỏi sẽ được Nhà nước chuyển đổi thành nhà ở xã hội (NƠXH) hoặc nhà ở thương mại giá rẻ để những người lao động có thu nhập trung bình có thể mua, thoát cảnh ở thuê, an cư lạc nghiệp.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, kiến nghị biến khu tái định cư bỏ hoang thành nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chính là giải pháp tránh lãng phí tài nguyên đất đai, cải thiện nguồn cung, nâng cao chất lượng sống của người dân và phát triển đô thị bền vững. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam từng đề xuất, bên cạnh quỹ nhà bán đấu giá, Nhà nước có thể nghiên cứu ghép nhà tái định cư và nhà ở xã hội vào cùng một phân khúc.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, kiến nghị biến khu tái định cư bỏ hoang thành NƠXH, nhà ở thương mại chính là giải pháp tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

Việc chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội không quá khó khăn vì Chính phủ đang chú trọng phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này còn một số vướng mắc cần giải quyết.

Trong đó, vấn đề diện tích nhà ở xã hội quy định từ 25-70m2 trong khi 70% các căn hộ tái định cư có diện tích lớn hơn. Hơn nữa, giá thi công dự án tái định cư cách đây 10 năm trước khá cao, giờ chuyển qua dự án nhà ở xã hội sẽ được tính toán lại như thế nào?

Giá thi công dự án tái định cư cách đây 10 năm trước khá cao, giờ chuyển qua dự án NƠXH sẽ được tính toán lại như thế nào?

TP. HCM hiện có hơn 14.0000 căn hộ tái định cư bỏ trống, tập trung nhiều nhất tại khu tái định cư Bình Khánh, quận 2 với hơn 12.000 căn hộ và khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh với hơn 2.000 căn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.

Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.