CLB áo dài Việt Nam vinh danh nghề may truyền thống

Nhân dịp ngày 12 tháng Chạp - Ngày Giỗ tổ nghề may, CLB áo dài Việt Nam phát động hoạt động tri ân tổ nghề may đến ba miền Bắc, Trung, Nam với mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa áo dài Việt Nam.

Lễ tri ân tổ nghề may năm nay sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10/1 và TP. HCM ngày 11/1. Chương trình có sự tham dự của đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đại diện Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Hơn 100 nhà thiết kế áo dài đến từ các tỉnh miền Bắc đã có mặt tại Hà Nội để tham gia sự kiện này và tổng kết lại hoạt động trong một năm qua của CLB áo dài Việt Nam.

Đây là một dịp đặc biệt để những người trong ngành may mặc và thời trang tri ân tổ nghề may, tưởng nhớ và tôn vinh những người đã tạo dựng nên ngành nghề may truyền thống. Sự kiện này không chỉ là một hoạt động truyền thống, mà còn là dịp để các thành viên CLB thể hiện tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm trong việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.

Một năm qua đã đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của các chương trình đào tạo cắt may và thiết kế áo dài của CLB áo dài Việt Nam với sự phối hợp giữa Trung Ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Các khóa đào tạo cắt may trực tiếp và trực tuyến được tổ chức, đã hỗ trợ hàng ngàn học viên là hội viên Hội Phụ nữ, giáo viên, sinh viên trên toàn quốc.

Nhiều hoạt động xuyên suốt, trải dài từ Bắc vào Nam như: Khai mạc Tuần lễ áo dài Việt Nam, Ngày hội văn hóa vì hòa bình, Workshop thiết kế áo dài Minisize, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội trong năm 2024. Năm 2025 hứa hẹn sẽ có nhiều hơn nữa hoạt động quảng bá văn hoá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Nét Việt Nam" - dự án được thực hiện bởi các bạn trẻ sinh ra trong thời đại số như một "bảo tàng sống” ghi lại chân thực các làng nghề, nghệ thuật dân gian và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Từ đó, tạo nên nhịp cầu kết nối thế hệ trẻ với di sản cha ông, để họ sẽ chính là những người gìn gìn và lan tỏa bản sắc Việt trong dòng chảy hiện đại.

Đón xuân Ất Tỵ 2025, nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với lễ hội văn hoá dân gian, giúp lứa tuổi học trò thêm hiểu và trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc.

Năm nay Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư năm Ất Tỵ). Tham gia lễ hội du khách sẽ được chứng kiến nhiều điểm mới như: thưởng thức một số loại hình nghệ thuật truyền thống gồm múa rối, chèo, cồng chiêng và miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa...

Sáng 24/1, phố sách Xuân Ất Tỵ đã khai mạc tại quận Hoàn Kiếm với chủ đề: “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Điểm nhấn của phố sách là màn viết thư pháp trên giấy dó của Universal Robots.

Tựa chuyến lãng du độc đáo qua các miền di sản, hộp quà Tết “Phong Vị Di Sản” gói trọn tinh hoa đất trời và vẻ đẹp văn hoá, con người Việt Nam, đưa hồn xưa hòa quyện nét tinh hoa hiện đại.

Làng bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng Hà Thành đang tất bật cho vụ Tết, phục vụ không chỉ người dân Thủ đô mà còn cho người sành ẩm thực ở trong nước và quốc tế.