Cơ chế đặc thù cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương và những nội dung cơ bản về dự án. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ chủ trì và các bộ, cơ quan liên quan bám sát chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị, đồng thời tiếp thu tối đa các ý kiến của Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành để trình Hội đồng thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20/10/2024 để trình Quốc hội, với tinh thần "nghiên cứu kỹ càng, triển khai nhanh chóng".

Thủ tướng lưu ý tuyến đường sắt này phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng, phương thức giao thông khác như hàng không, hàng hải; kết nối các hành lang kinh tế trong nước và kết nối với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Thủ tướng yêu cầu rà soát lại suất đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư đảm bảo chính xác nhất có thể; rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách đặc thù về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… với phương châm "thủ tục phải rút gọn, thi công rút ngắn".

Về nguồn lực, phải đề xuất cơ chế huy động, đa dạng hóa các động nguồn lực, gồm nguồn lực đầu tư công của Trung ương, địa phương, nguồn lực từ phát hành trái phiếu, nguồn vốn vay và các nguồn lực hợp pháp khác. Cùng với nguồn lực tài chính, huy động tổng lực nguồn nhân lực, phương tiện của đất nước phục vụ dự án.

Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, xây dựng được phương án chi tiêu thông minh, giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng giá trị đồng tiền và sức lao động, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đối với các hành động của mình, góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai.

Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.

Tại Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy” vừa được tổ chức tại Hà Nội, những thách thức và nhiều bài học kinh nghiệm trong vấn đề an toàn giao thông xe máy tại các quốc gia trên thế giới đã được chia sẻ.

Tiếp tục chuỗi ngày chịu ảnh hưởng của không khí lạnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội ngày 5/11 duy trì trạng thái lạnh nhẹ về đêm và sáng sớm. Trời nhiều mây và hành khô. Theo dự báo, hình thái thời tiết này sẽ kéo dài tới hết tuần này.

Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.