Cô gái trẻ thành công với nghệ thuật đính kết
Ngay từ năm thứ 2 học đại học, cô gái trẻ Tăng Mỹ Linh đã say mê và tìm hiểu về nghệ thuật thủ công đính kết. Mặc dù đến năm 2022 Linh mới tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhưng cô đã mở cửa hàng từ năm 2021.
Chỉ sau vài năm sáng tạo và kinh doanh, ngoài các sản phẩm được bán cho đông đảo khách hàng là người Hà Nội và các tỉnh thành, nhiều sản phẩm đính kết của Mỹ Linh đã được sử dụng cho các mẫu trình diễn thời trang của sàn Catwalk VietNam Future Runway và dự Chương trình Kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam "Vinh danh trí tuệ Bàn tay Vàng – Tự hào thương hiệu Việt Nam 2024", một số sản phẩm được ký độc quyền cho khách hàng.
Cửa hàng của Mỹ Linh tuy không nằm trên phố kinh doanh đông đúc nhưng vẫn luôn được khách hàng tìm đến tận nơi để trực tiếp mua và tham khảo ý kiến tư vấn của cô chủ trẻ tài năng. Bởi, mua một sản phẩm nghệ thuật thủ công không chỉ đơn thuần là mua một món hàng, mà còn là dịp để tìm hiểu thêm về những tác phẩm thủ công tinh xảo cũng như được biết thêm về cách phối phụ kiện thời trang sao cho bắt mắt và tinh tế.
Tăng Mỹ Linh đặc biệt yêu trẻ em. Linh thường dành thời gian rảnh rỗi để dạy các em nhỏ tiếp cận với nghệ thuật đính kết từ những bước cơ bản như vẽ và tô màu. Trong các dịp hè, cô thường hẹn một số bé có năng khiếu qua cửa hàng để các bé được trực tiếp thực hành tô màu trên các mẫu sản phẩm.
Mỗi ngày, dù bận rộn với rất nhiều công việc như lên ý tưởng, vẽ, thiết kế mẫu, đính kết sản phẩm…, nhưng Linh vẫn dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn các học viên. Với phương châm càng có nhiều học viên giỏi nghề, thương hiệu đính kết Tăng Mỹ Linh sẽ càng phát triển và mở rộng, Linh luôn coi các học viên như những chị em trong nhà, không ngần ngại truyền thụ kinh nghiệm và những thủ thuật cơ bản về nghệ thuật đính kết của mình cho họ.
Tăng Mỹ Linh không chỉ tạo ra thương hiệu riêng cho bản thân mình, tạo công việc, tạo thu nhập cho nhiều người lao động mà còn tôn vinh, gìn giữ nét văn hóa dân gian của làng nghề Hà Nội.
Tăng Mỹ Linh đã thỏa sức thăng hoa các ý tưởng trẻ trung, sáng tạo với nghệ thuật đính kết thời trang.
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
0