Cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh diễn biến thương mại toàn cầu có nhiều yếu tố bất định ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi chính sách, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu bên cạnh việc tập trung vào thị trường truyền thống.

Là doanh nghiệp có đơn hàng đến hết quý II/2025, Tổng Công ty May 10 đặt mục tiêu tăng trưởng năm nay có doanh thu hai con số. Trước diễn biến phức tạp của thị trường toàn cầu, xu hướng gia tăng áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đơn vị này coi đa dạng hóa thị trường là chiến lược quan trọng.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Công ty May 10, cho biết: “Chúng tôi tập trung vào nội lực của mình để không phụ thuộc vào thị trường nào. Tổng Công ty May 10 luôn cân bằng giữa ba thị trường lớn gồm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Trong 5 năm vừa rồi, với 16 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia ký kết, trong đó có CPTPP, chúng tôi đã tăng cường xuất khẩu vào Canada”.

Áp lực hơn ngành dệt may, thép là ngành hàng sẽ chịu mức thuế 25% khi nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 4/3, theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dù mức thuế hiện tại của thép Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ đã là 25%, điều này gây áp lực không nhỏ cho xuất khẩu của ngành. Các doanh nghiệp ngành thép cũng đang thực hiện chính sách "không bỏ trứng vào một giỏ", tiếp tục đa dạng hóa thị trường.

Các chuyên gia cho rằng, thương mại quốc tế đang nổi lên ba xu hướng: phi toàn cầu hóa hay phân mảnh trong thương mại quốc tế; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định, khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy. Điều này vừa tạo thách thức, vừa tạo cơ hội để các doanh nghiệp, ngành hàng tận dụng.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Viện phó Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, cho hay: “Trong rất nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may, da giày, chúng ta không nên tập trung vào một thị trường lớn. Vì khi có biến động về cầu, về giá cả hoặc là đứt gãy các chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần phải chủ động để tìm các thị trường ngách, tìm cách đơn hàng nhỏ, tìm đơn hàng chuyên biệt để chúng ta có thể tận dụng xu thế phân mảnh trong thương mại toàn cầu”.

Theo Bộ Công thương, trước biến động căng thẳng về thương mại toàn cầu leo thang, các doanh nghiệp cần kiên định chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, ngành hàng và sản phẩm, tăng hàm lượng công nghệ của sản phẩm được sản xuất, chế biến tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ tác động, diễn biến bất định của thị trường thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng trong nước ngày 18/3 tăng thẳng đứng, vàng nhẫn tiến sát mốc 99 triệu đồng/lượng bán ra, vàng miếng SJC cũng bám sát.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung vào ba nhiệm vụ: tháo gỡ thể chế, đầu tư hạ tầng khoa học công nghệ với ít nhất 3% ngân sách năm 2025 và đa dạng hóa đào tạo nguồn nhân lực.

Giá vàng chiều 18/3 tăng cao lên mốc chưa từng có trong lịch sử với giá vàng nhẫn vượt mốc 99 triệu đồng/lượng.

Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ - Asean đã đưa đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ đến tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong các ngày 18-20/3.

Tổng thu thuế tháng 2/2025 từ thương mại điện tử tăng vọt, ước đạt 2.791 tỷ đồng - theo báo cáo từ Cục Thuế.

Ngành lương thực - thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển của TP.HCM, tập trung đổi mới công nghệ để sản xuất xanh, hướng đến phát triển bền vững.