Cơ hội thu hút FDI trong 6 tháng cuối năm
Vốn FDI cấp mới liên tục tăng nhanh, với 1.227 dự án được cấp phép, đạt 7,94 tỉ đô la, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng vọt 50,8% về số vốn đăng ký, phản ánh sự đánh giá rất cao của các nhà đầu tư quốc tế về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Chủ tịch HĐQT Hệ sinh thái DVL Ventures chia sẻ: ''Thu hút FDI cần môi trường đầu tư, hạ tầng, giao thông…''
Việt Nam vẫn đang nỗ lực thu hút, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có chọn lọc, ưu tiên các dự án có hàm lượng chất xám cao.
Riêng 5 tháng đầu năm 2024, lượng góp vốn mua cổ phần rót vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 253,3 triệu USD, chiếm 24,1%.
Tuy nhiên, để tạo sức hút mạnh hơn nữa, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ hấp dẫn, đơn giản thủ tục hành chính, hay chính sách mới về hỗ trợ đất đai.
Ông Joon Suk Park – Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế - HSBC Việt Nam cho biết: ''Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt trong các ngành đang phát triển nhanh như thương mại điện tử, y tế, giáo dục và năng lượng tái tạo.
Họ cũng đang chú ý đến chuỗi cung ứng bền vững, có tính đến bối cảnh kinh tế vĩ mô. Họ cũng quan tâm đến khả năng nghiên cứu và phát triển của Việt Nam. Các yếu tố quan trọng khác đối với các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp là tính minh bạch của quản trị và môi trường giám sát.''
Ông William P. Badger, Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho biết: ''Để khuyến khích và thu hút thì đầu tiên chính là Chính phủ cần xây dựng những cơ chế ưu đãi cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhận thức của những nhà đầu tư hiện hữu cũng rất quan trọng để thay đổi tư duy sản xuất đáp ứng nhu cầu của tương lai.''
Áp dụng Cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA), thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt, chính sách gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu trong khu vực, tăng cường quan hệ đối tác kinh tế, tiếp tục tăng trưởng trước những thách thức toàn cầu.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.
Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.
Vàng nhẫn trơn trước đây thường được mua để làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy tài sản và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay. Trước biến động lớn của mặt hàng này, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro.
Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.
Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
0