Cơ hội và thách thức của bất động sản công nghiệp
Năm 2023, Việt Nam có 397 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất là 122.900 ha. Trong đó, 292 KCN đang hoạt động và 106 KCN khác đang trong quá trình xây dựng. Các KCN trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%.
Bất chấp những khó khăn toàn cầu, Việt Nam dự kiến duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong trung hạn khi xuất khẩu phục hồi; đồng thời, sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu sang các trung tâm sản xuất cạnh tranh ở Đông Nam Á.
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc Cbre Hà Nội cho biết: “Với diễn biến hoạt động thị trường bất động sản KCN, trong năm 2023 chúng ta vẫn đang tiếp tục nhìn thấy những diễn biến rất sáng, rất tích cực thể hiện là rất nhiều doanh nghiệp vào thuê đất cũng như thuê các kho xưởng vẫn đang ở ngưỡng cao, cán cân cung cầu cũng đang khá cân bằng. Các chủ đầu tư KCN vẫn đang tận hưởng khả năng tăng giá thuê ở ngưỡng rất tốt. Có nhiều cạnh tranh nhưng giá thuê vẫn tăng trưởng tốt, thì đấy là một thị trường được đánh giá phát triển rất lành mạnh”.
Tuy nhiên, bên cạnh tín hiệu tích cực, các nhà phát triển khu công nghiệp cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ:
Thứ nhất, chất lượng đảm bảo thông suốt của tất cả cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang mở rộng nhanh chóng, song vẫn chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Sự gia tăng nhanh chóng về dân số đô thị và vận tải hàng hóa là động lực chính cho nhu cầu cơ sở hạ tầng, trong khi năng lực của cảng và cảng biển chưa phát huy hết tiềm năng.
Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam chuyển sang thu hút trọng tâm vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và tăng năng suất để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhu cầu về lao động có tay nghề sẽ tăng lên. Dù chi phí lao động ở Việt Nam bằng khoảng 1/3 so với Trung Quốc, song năng suất cũng thấp hơn ở mức tương đương.
Thứ ba, các quy định mới về chữa cháy nghiêm ngặt được áp dụng từ cuối năm 2022 đã gây trở ngại cho những nhà phát triển công nghiệp, nhà sản xuất. Nhà đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn trong việc có được các chứng chỉ phù hợp, trên thực tế, một số dự án đã bị trì hoãn vì vấn đề này.
Thứ tư là sự gia tăng nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ khách hàng. Theo các chuyên gia, nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh và phát triển bền vững từ nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo do áp dụng thuế carbon.
Ông Thomas Rooney - Quản lý cấp cao, Dịch vụ tư vấn công nghiệp, Savills Hà Nội cho biết: “Thông thường, quá trình đầu tư thường mất hai hoặc ba tháng thì hiện nay chúng mất tới bốn đến sáu tháng do vướng mắc các thủ tục đầu tư. Đặc biệt tiêu chí của bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang gặp nhiều thách thức lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp cũng như các nhà đầu tư tại nhà máy là việc phát triển về năng lượng. Trong đó, vấn đề phát triển năng lượng tái tạo chưa được nhất quán giữa các điều luật, cơ chế, chính sách".
PV: Ông Paul Tonkes, Phó Giám đốc Khối bất động sản công nghiệp, Indochina Kajima cho biết: “Mọi nhà đầu tư tham gia vào thị trường này đều đang xem xét các giải pháp sạch và bền vững cho cơ sở vật chất của họ, cho dù họ đang tự xây dựng hay đang cho thuê bất động sản công nghiệp. Các yếu tố mà khách thuê quan tâm sẽ là ở việc hệ thống xử lý nước thải, về tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống truyền tải điện xuyên suốt, do đó, doanh nghiệp đầu tư cần đảm bảo dự án được trang bị đầy đủ các hệ thống theo yêu cầu để tạo thêm sức hút”.
Để giải quyết các thách thức hiện hữu, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của Việt Nam để nâng cao năng suất và hiệu quả. Bên cạnh đó, để thị trường bất động sản công nghiệp phát triển ổn định, ngoài chủ trương lớn của Chính phủ, cần thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường chuỗi cung ứng, đơn giản hóa thủ tục đầu tư và sử dụng đất. Và việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cùng thu hút dòng vốn FDI có chọn lọc sẽ là những giải pháp trọn vẹn, khắc phục những thách thức đang đặt ra cho thị trường BĐS công nghiệp, giúp thị trường này có tiềm lực, cơ sở phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Theo kế hoạch năm 2025, Thanh tra thành phố sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, ngành. Đặc biệt trong đó sẽ thanh tra việc cấp "sổ đỏ" và quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư. Thời gian thanh tra dự kiến bắt đầu vào quý II/2025.
Sở hữu gần 100 mét vuông đất nằm ở khu vực trung tâm phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thế nhưng hơn hai chục năm nay, gia đình ông Lai Đức Phú vẫn phải sống trong căn nhà chật chội, xuống cấp trầm trọng chỉ vì đất nhà ông vướng vào dự án treo.
Để giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí trong các dự án đầu tư, xây dựng, cần có chế tài xử lý về hành vi gây lãng phí. Nhưng trước tiên phải làm rõ nguyên nhân của lãng phí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cá nhân có liên quan.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là gần 3 triệu tỷ đồng.
Những chế tài để xử lý dự án chậm triển khai, dự án chưa triển khai (thường gọi là dự án treo) đã được quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 quy định rất chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận.
0