Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hoá
Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử quý giá của Thủ đô và dân tộc, đã nhiều lần được chọn làm kinh đô của nước Việt, thời kỳ An Dương Vương thế kỷ III trước Công nguyên, thời Hậu Lý Nam Đế thế kỷ VI và thời kỳ Ngô Quyền thế kỷ X. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học qua nhiều thời kỳ trong lòng đất đã khẳng định rằng, Cổ Loa là một trong những di tích hiếm hoi, chứng kiến quá trình phát sinh, phát triển của nền “văn minh sông Hồng”.
PGS.TS Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Sau khi chuyển đổi từ nhà nước Văn Lang sang nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã đưa đưa kinh đô về đây, về mảnh đất Cổ Loa lịch sử. Nằm giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc xây dựng kinh thành, từ đó xây dựng những vị trí quân sự quan trọng để bảo vệ chính quyền và bảo vệ cuộc sống cho người dân Âu Lạc lúc bấy giờ. Thêm nữa, đây không chỉ là kinh thành, quân thành mà đây còn là thị thành. Có thể nói đây là một sự đan xen mà không phải kinh đô của đất nước nào cũng có thể có được điều này".
Trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa” đã được chắt lọc các tư liệu, hình ảnh từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, Viện Viễn Đông Bác cổ, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, các sưu tập ảnh tư nhân, nhằm giới thiệu đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế về các dấu ấn lịch sử và văn hóa của Khu di tích Cổ Loa. 100 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 3 chủ đề: Miền đất của người Việt cổ, Cổ Loa - Kinh thành, Quân thành, Thị thành; Không gian văn hóa đặc sắc.
Ngày nay, Cổ Loa là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương mong muốn khám phá những giá trị văn hóa, hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình. Đối với người dân nơi đây, thành Cổ Loa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa.
Trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa” mang đến cho du khách trong nước và quốc tế một cái nhìn sâu sắc về các dấu ấn lịch sử và văn hóa của Khu di tích Cổ Loa. Qua đó góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đề cao trách nhiệm của cộng đồng địa phương và du khách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.
Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng, thượng đẳng Thần Đại vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.
Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí vào đầu tháng 11/2024, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã thể hiện nhiều hành vi xấu xí, phản cảm ở nơi là không gian văn hóa.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.
0