Có nên cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn?

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 đã thảo luận về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định cấm tuyệt đối người 'điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn'. Quy định này đang nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.

Có ý kiến cho rằng, không nên quy định cứng nhắc, tuyệt đối về nồng độ cồn mà cần có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu, hơi thở, khi vượt qua mốc đó thì mới phạt. Nhưng cũng có ý kiến nên cần cấm tuyệt đối vì rượu rất có hại với sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể. Riêng về xử lý nồng độ cồn, trong 11 tháng qua, đã xử lý gần 700.000 trường hợp vi phạm, chiếm 23% tổng số vi phạm. Chỉ tính trong tháng rưỡi trở lại đây số vụ tai nạn giao thông do rượu bia giảm 37,5% so cùng kỳ, đặc biệt là tai nạn liên hoàn giảm 50% về số vụ và không để xảy ra số người chết; không có vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng

Ông Phạm Việt Công - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: "Đối với người có nồng độ cao thì rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên đường, giảm khả năng phán đoán, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông và đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến nồng độ cồn."

Quốc hội vừa cho ý kiến lần đầu với  dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định này cần thiết góp phần hạn chế tai nạn giao thông, tuy nhiên không nên cấm tuyệt đối mà chỉ hạn chế ở mức hợp lý đảm bảo tính thống nhất..

Theo chuyên gia giao thông, việc để người dân tự ý thức tự giác thì rất khó nên cấm tuyệt đối là phù hợp vì thời gian qua vẫn còn đó những vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Chuyên gia giao thông cho biết: "Cơ địa mỗi người mỗi khác, có người sử dụng một lượng nhỏ rượu bia nhưng đã mất kiểm soát, có người sử dụng lượng lớn nhưng lại không bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, biết thế nào là hạn chế, mức độ bao nhiêu thì nên cấm tuyệt đối, là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay."

Khi thẩm tra nội dung nêu trên, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc vì cho rằng quy định nồng độ cồn này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.