Có những người cứ xuyên đêm kẻ vạch

Đi trên những con đường của thủ đô, những vạch kẻ đường đã trở nên quen thuộc với người tham gia giao thông. Chỉ là những vạch kẻ đường, song nó góp phần không nhỏ vào đảm bảo an toàn giao thông và đó là công việc thâm lặng của những công nhân ngành công trình giao thông Hà Nội.

Đêm nào cũng vậy, chỉ trừ khi thời tiết xấu hoặc trời mưa khiến vạch sơn kẻ đường không thể bám dính, trên các tuyến phố của Hà Nội luôn có bóng dáng những người công nhân sơn vạch kẻ đường, cần mẫn góp phần đem lại sự an toàn và trật tự cho các phương tiện mỗi khi lưu thông trên đường.

Khi mọi người trở về với tổ ấm, thì cũng là thời điểm những người công nhân bắt tay vào công việc của mình.
Do lượng phương tiện đi lại trong nội đô khá dày đặc, kèm với thời tiết mưa nắng nhiều cũng khiến cho các vạch giao thông trên đường khó giữ được màu sắc như ban đầu. Và, đó là lý do vì sao công việc này luôn phải làm thường xuyên
Sơn dùng để kẻ đường được làm từ nhựa nhiệt dẻo pha thêm các hạt thủy tinh phản chiếu giúp vạch kẻ đường bền hơn và người đi đường khi đêm tối có thể nhìn thấy vạch kẻ nhờ ánh phản quang.
Sơn được nấu chảy trước khi đem ra sử dụng
Với các loại vạch khác nhau, cũng có quy chuẩn và yêu cầu cần khác nhau. Vậy nên sau mỗi tuyến đường được công nhân sơn kẻ, luôn có một kỹ thuật viên kiểm tra, giám sát về chất lượng.
Công việc hoàn tất, giao thông trở lại như cũ...chỉ khác con đường đã có thêm vạch sơn phản quang mới, đảm bảo an toàn lưu thông cho mọi người

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.