Có phòng tránh được bệnh bạch hầu?

Trước nhiều thông tin gây hoang mang về dịch bạch hầu ở Việt Nam, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trả lời Đài Hà Nội về bản chất của dịch bệnh này và các biện pháp phòng chống.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây biến chứng và tử vong. Bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Hiện, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Cục y tế khuyến cáo nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin miễn dịch bạch hầu đầy đủ.

Biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Nhà trường nên tổ chức vệ sinh lớp học, đồ chơi cho trẻ. Nên dọn nhà cửa ngăn nắp, lau chùi sạch sẽ, có thể dùng Cloramin B để khử khuẩn ở những vùng có bệnh nhân bạch hầu.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội thảo “Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số” vừa được tổ chức, các đại biểu đã tham luận về sửa đổi bổ sung Luật Dược, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, đơn thuốc điện tử, bình ổn giá thuốc, bán thuốc trên nền tảng trực tuyến…

Hiện tại thành phố Hà Nội đang duy trì mức sinh thay thế. Tuy nhiên, số sinh đang có xu hướng giảm và số sinh con thứ ba trở lên tại các huyện ngoại thành vẫn còn ở mức cao.

Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến đứng thứ ba về tỷ lệ mắc mới, thứ hai về tỷ lệ tử vong do ung thư. Đặc biệt đây là căn bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên có thể trở thành mối lo ngại của bất kỳ ai.

Sau hơn hai tháng triển khai khám bệnh ngoài giờ để phục vụ người bệnh, Bệnh viện Bạch Mai đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người bệnh và dư luận xã hội cùng sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía đội ngũ thầy thuốc nhân viên y tế, góp phần vào việc phục vụ người bệnh được toàn diện hơn.

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa gặp mặt biểu dương 178 cán bộ nữ tiêu biểu của ngành nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hà Nội đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi diện rộng trên địa bàn thành phố, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và cộng đồng.