Có thể sẽ xóa bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng

Sau nhiều ngày xếp hàng dài chờ đợi để mua được vàng miếng SJC tại các ngân hàng thương mại nhà nước, giờ đây người dân có thể đăng kí mua vàng miếng online. Nhưng không phải ai cũng mua được.

Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt người truy cập đăng kí trên các trang web của 3 ngân hàng, trong khi mỗi ngày công ty TNHH MTV VBDQ Sài Gòn chỉ có thể dập được khoảng 5000 lượng vàng SJC.

Từ năm 1989, công ty SJC cho ra đời sản phẩm vàng miếng đầu tiên mang nhãn hiệu Rồng Vàng SJC 999.9. Từ thời điểm đó, thương hiệu vàng này đã được người dân rất ưa chuộng.

Các ngân hàng bán vàng miếng online sau khi quá nhiều người xếp hàng mua vàng.

Khi nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn SJC là thương hiệu vàng quốc gia.

Có lẽ vì vậy mà mặt hàng vàng này ngày càng được người dân ưu tiên lựa chọn khi mua vàng. Nhiều người tin tưởng vào vàng miếng SJC, khi tích trữ phải mua bằng được loại vàng này. 

Xếp hàng mua vàng tại ngân hàng.

TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nhận định về cách thức đầu tư: ''30% tiền mua vàng và 70% số tiền còn lại để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư các kênh khác. Đó là quan điểm của tôi''.

Người dân có thể đầu tư vàng nhẫn, nếu nhìn vào sự ổn định về giá của mặt hàng này. Việc rút hết tiền từ kênh gửi tiết kiệm hoặc những kênh đầu tư khác để mua vàng cũng là một quyết định cần cân nhắc.

Vàng nhẫn 4 số 9 và vàng miếng không khác nhau về chất lượng.

Về mặt chất lượng thì vàng miếng SJC và vàng nhẫn tròn trơn 4 số 9 là tương đương vì đều là vàng nguyên chất 99,99%, chỉ khác nhau về hình thức. Nhiều chuyên gia cho biết các nước phát triển phân loại vàng theo hàm lượng 24K và 18K chứ không phân biệt theo thương hiệu như Việt Nam.

Việc sửa đổi nghị định 24 đang được cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc.. Việc độc quyền vàng miếng cũng có thể bị xóa bỏ, SJC có thể không còn là thương hiệu vàng quốc gia nữa. Khi đó, người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn, thay vì nỗi ám ảnh vàng miếng chỉ của SJC như hiện tại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.