Cơn ác mộng mang tên 'bệnh đậu mùa khỉ' quay trở lại

Bệnh đậu mùa khỉ đã quay trở lại với hàng loạt trường hợp mắc bệnh được phát hiện ở 13 quốc gia Châu Phi. Lần quay trở lại này, đậu mùa khi đã trở nên nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 10%.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/8 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu Phi. Đây là mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này, do một biến thể mới của bệnh do virus mpox ở Châu Phi. Đây là lần thứ hai trong hai năm, tổ chức y tế thế giới ban hành cảnh báo về căn bệnh này. 

Biến thể mới nguy hiểm hơn

Một biến thể mới của virus mpox, được gọi là nhánh 1b, đang thúc đẩy đợt bùng phát ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo đã lan sang các nước láng giềng, bao gồm cả Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda, những nơi chưa từng báo cáo các trường hợp mắc mpox trước đây.

Một biến thể mới của virus mpox đang thúc đẩy đợt bùng phát ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo đã lan sang các nước láng giềng.

Theo số liệu của CDC châu Phi, kể từ tháng 1/2022 đến ngày 4/8, châu lục này có 38.465 ca mắc Mpox và có 1.456 ca tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi cho biết từ đầu năm đến nay đã có hơn 17.000 ca nghi mắc bệnh mpox và 517 ca tử vong được báo cáo tại lục địa Châu Phi, tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kể từ tháng 1/2022 đến ngày 4/8, Châu Phi này có 38.465 ca mắc Mpox và có 1.456 ca tử vong.

Tổng cộng có 13 quốc gia báo cáo các ca bệnh. Các quốc gia bị ảnh hưởng bao gồm Burundi, Cameroon, Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi, Uganda và Kenya.

Ông Salim Abdool Karim - nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm lâm sàng nhận định: "Nhìn vào giai đoạn gần đây nhất, số ca bệnh ở Châu Phi đã tăng gấp ba lần so với thời điểm WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào năm 2022. Vì vậy, rõ ràng là hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với một tình huống khác, một tình huống mà số ca bệnh cao hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trong hai năm qua. Số ca bệnh cao là một gánh nặng lớn đối với châu Phi".

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần.

Tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh tăng cao

Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi phát hiện đậu mùa khỉ mpox lần đầu tiên vào năm 1970, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bùng phát này, chiếm hơn 96% cả các trường hợp mắc và tử vong. Virus đã lan đến các khu vực đô thị, bao gồm Goma, một thành phố có hơn 2 triệu người dân giáp biên giới với Rwanda.

Cộng hòa Dân chủ Congo, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bùng phát này.

Các điểm nóng bùng phát dịch bệnh khác, chẳng hạn như thị trấn khai thác mỏ Kamituga, thường xuyên có người di cư đến Rwanda và Burundi. Goma là nơi sinh sống của hơn 200.000 người sơ tán trong bốn trại tị nạn ở phía tây thành phố, thủ phủ của tỉnh Bắc Kivu.

Những vết sẹo từ mụn mủ mpox vẫn còn nhìn thấy rõ trên khuôn mặt của cô bé Grace Kabuo, 7 tuổi, cũng như trên khuôn mặt của một số trẻ em khác trong một trại tị nạn gần Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo. Grace đã hồi phục, nhưng mẹ của cô bé vẫn không chắc con gái mình đã bị nhiễm bệnh như thế nào vào đầu tháng này. Grace là một trong những trường hợp nhiễm mpox đầu tiên được xác nhận tại các trại tị nạn đang ngày càng phình ra gần Goma, nơi có khoảng 750.000 người tới đây trú ẩn để tránh cuộc giao tranh giữa nhóm phiến quân M23 và chính phủ Congo.

Đã có 35 trường hợp mắc mpox được xác nhận tại Goma kể từ ngày 10/7.

Đã có 35 trường hợp mắc mpox được xác nhận tại Goma kể từ ngày 10/7, chủ yếu ở những người lớn sống trong các trại tị nạn. Các trường hợp này lây nhiễm một biến thể mới của mpox, có vẻ như chủng lần này có khả năng lây truyền từ người sang người mạnh hơn so với các chủng trước đây. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân tại trung tâm điều trị gần đó cho biết trong bốn tuần qua, họ cũng đã thấy 130 trường hợp nghi mắc mpox, hầu hết đều ở độ tuổi dưới 18. Có tới 50% trẻ dưới 5 tuổi.

Bà Rosamund Lewis - Trưởng phòng mpox tại Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: "Trẻ em dễ bị lây nhiễm. Hiện tại, số lượng trẻ em mắc bệnh còn ít, nhưng chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu con số đó tăng lên. Và trẻ em cũng có thể lây bệnh lẫn nhau do tiếp xúc gần, chơi cùng nhau hoặc sống chung một nơi. Vì vậy, chúng tôi đoán rằng số trẻ em bị nhiễm sẽ tăng, nhưng chúng tôi hy vọng rằng những trường hợp đó có thể được phát hiện nhanh chóng và được chăm sóc lâm sàng phù hợp để giảm đau và rút ngắn thời gian mắc bệnh cũng như tránh các biến chứng và di chứng lâu dài".

Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận khoảng 27.000 ca bệnh đậu mùa khỉ và hơn 1.100 người  thiệt mạng vì căn bệnh này kể từ đầu năm 2023.  Congo đang phải đối mặt với hai đợt bùng phát cùng lúc: một đợt do nhánh I đặc hữu gây ra và đợt còn lại do một biến thể Ib, dễ lây lan qua cả tiếp xúc tình dục và tiếp xúc vật lý gần khác, như trường hợp trẻ em bị nhiễm.

Congo đang phải đối mặt với hai đợt bùng phát cùng lúc: một đợt do nhánh I đặc hữu gây ra và đợt còn lại do một biến thể Ib.

Một nghiên cứu của Nature được công bố vào tháng 6, kiểm tra 108 trường hợp mpox đã được xác nhận gần Goma, đã phát hiện những xu hướng mới. Không giống như đợt bùng phát toàn cầu năm 2022, do biến thể IIb gây ra, khi đó bệnh chủ yếu chủ yếu lây lan qua nhóm nam giới quan hệ tình dục đồng giới, thì lần này gần 52% các trường hợp là nữ, trong đó 29% là gái mại dâm.

WHO báo cáo rằng, mặc dù ban đầu gái mại dâm chiếm khoảng một phần ba tổng số ca bệnh, nhưng tỷ lệ này đang giảm dần và virus lây lan rộng hơn trong cộng đồng. Biến thể mới, nhánh Ib, dường như lây lan dễ dàng hơn qua tiếp xúc gần thông thường.  Các chuyên gia đang điều tra khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của biến thể mới. Nhóm đặc hữu ở Congo có tỷ lệ tử vong từ 4-11% và thường gây nguy hiểm hơn đối với trẻ em.

Đe dọa toàn thế giới

Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh đậu mùa khỉ tính đến thời điểm nay, nhưng lại không có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh này ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu - mức cảnh báo cao nhất của WHO, có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, tài trợ và các biện pháp y tế cộng đồng quốc tế cũng như thúc đẩy hợp tác để ngăn chặn dịch bệnh.

Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.

Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ cảnh báo này đối với bệnh đậu mùa khỉ. Đây là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra, cho phép kích hoạt các phản ứng khẩn cấp ở các quốc gia trên toàn thế giới theo Quy định Y tế quốc tế có ràng buộc về mặt pháp lý.

Ở cấp độ toàn cầu, số liệu mới nhất của WHO cho thấy đã có gần 100.000 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ mpox được xác nhận ở 116 quốc gia kể từ đầu năm 2022 và số ca bệnh gần đây bắt đầu tăng trở lại ở một số khu vực ngoài Châu Phi.

Ở cấp độ toàn cầu, số liệu mới nhất của WHO cho thấy đã có gần 100.000 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ mpox được xác nhận ở 116 quốc gia.

Điển hình, Toronto, Canada đang chứng kiến một đợt bùng phát ca bệnh mới, với gần 100 ca được báo cáo vào cuối tháng 7, gấp 5 lần so với 21 ca nhiễm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tâm dịch vẫn ở Châu Phi. Đợt bùng phát bệnh mpox năm 2022 ở hàng chục quốc gia đã phần lớn được ngăn chặn chủ yếu nhờ sử dụng vắc-xin và phương pháp điều trị ở các nước giàu, ngoài ra còn nhờ vào việc tuyên truyền thuyết phục mọi người tránh hành vi rủi ro. Nhưng châu Phi hầu như không có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị nào.

Đợt bùng phát mpox toàn cầu năm 2022 là do một chủng mpox khác, nhánh II, vẫn còn hiện diện ở Mỹ và các nước khác. Cảnh báo mới nhất về mpox chú trọng chủng virus clade I và biến thể của nó, được cho là dễ lây truyền hơn và gây ra bệnh nặng hơn. Hiện nay, các ca bệnh đậu mùa khỉ chủng mới đã được báo cáo tại Thụy Điển và Pakistan. Chắc chắn, đây không phải là vấn đề riêng của châu Phi.

Ông Jean Kaseya - Tổng Giám đốc Các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC) cho biết: "Mpox là mối đe dọa toàn cầu, một mối đe dọa không có ranh giới, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tín ngưỡng. Đây là loại virus khai thác điểm yếu của chúng ta, lợi dụng điểm yếu nhất của chúng ta. Và trong thời điểm dễ bị tổn thương này, chúng ta phải tìm ra sức mạnh lớn nhất của mình và chứng minh rằng tất cả chúng ta đều đang học hỏi từ bài học COVID và tăng cường tinh thần đoàn kết".

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của WHO nhằm thúc đẩy các cơ quan tài trợ và các quốc gia hành động.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của WHO nhằm thúc đẩy các cơ quan tài trợ và các quốc gia hành động. Nhưng các tuyên bố trước đó lại chỉ nhận được những phản ứng trái chiều. Tổng giám đốc CDC Châu Phi kêu gọi các đối tác quốc tế của Châu Phi giúp đỡ khi số ca bệnh ở Châu Phi tiếp tục gia tăng.

Tiến sĩ Rogerio Pinto De Sa Gaspar, Giám đốc phụ trách đánh giá: "Phòng Quản lý Tiền thẩm định đã liên hệ với cả hai nhà sản xuất vắc-xin, liệu pháp và chẩn đoán trong hai năm qua. Khi Danh sách Sử dụng Khẩn cấp được kích hoạt vào tuần trước, chúng tôi đã đẩy nhanh việc liên hệ với các công ty và tôi có thể thông báo rằng một trong những công ty đã sẵn sàng nộp hầu hết các tài liệu cần thiết vào cuối tuần này và chúng tôi có một cuộc họp quan trọng với nhà sản xuất thứ hai của một loại vắc-xin khác vào đầu tuần tới. Vì vậy, lịch trình làm việc của chúng tôi hiện tại là triệu tập nhóm cố vấn kỹ thuật, ủy ban chuyên gia sẽ đề xuất việc áp dụng các loại vắc-xin theo Danh sách Sử dụng Khẩn cấp vào khoảng giữa tháng 9".

Công ty công nghệ sinh học Đan Mạch Bavarian Nordic cho biết, Cơ quan ứng phó và chuẩn bị y tế khẩn cấp Châu Âu sẽ mua 175.420 liều vắc-xin để tặng cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Châu Phi và công ty Đan Mạch này sẽ tặng thêm 40.000 liều nữa cho châu Phi.

Ở các khu vực tuyến đầu, khả năng tiếp cận vắc-xin vẫn còn hạn chế.

Bavarian Nordic, nhà sản xuất vắc-xin mpox duy nhất, đã báo cáo kết quả tài chính kỷ lục vào năm 2023, với doanh thu sơ bộ là 1 tỷ đô la, chủ yếu nhờ vào doanh số bán vắc-xin. Sự tăng trưởng của công ty được thúc đẩy bởi các đơn đặt hàng vắc-xin mpox từ một quốc gia châu Âu không được tiết lộ và 500.000 liều được Mỹ mua để đưa vào kho dự trữ quốc gia của mình.

Tuy nhiên, ở các khu vực tuyến đầu, khả năng tiếp cận vắc-xin vẫn còn hạn chế. Cộng hòa Dân chủ Congo đã phê duyệt hai loại vắc-xin và được Mỹ cam kết 50.000 liều.

Trong một cuộc họp báo, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nói với các phóng viên rằng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ sự lây lan của mpox ở Trung Phi và đã cung cấp hơn 17 triệu đô la ngoài khoản hỗ trợ y tế thường xuyên theo kế hoạch để hỗ trợ các nỗ lực chuẩn bị và ứng phó với mpox ở Trung và Đông Phi.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi đã phân phối nhanh 200.000 liều vắc-xin do Bavarian Nordic sản xuất.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi đã ký một thỏa thuận mua sắm và phân phối nhanh 200.000 liều vắc-xin do Bavarian Nordic sản xuất, nhưng số lượng đó không đủ để dập tắt dịch bệnh. Các quan chức đang nỗ lực để có được tổng cộng hơn 10 triệu liều.

Các nhà chức trách Congo cho biết, họ đã yêu cầu 4 triệu liều vaccine. Cris Kacita Osako, điều phối viên Ủy ban ứng phó bệnh đậu mùa khỉ của Congo, nói với AP rằng những liều vắc-xin này chủ yếu sẽ được sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Mỹ và Nhật Bản cam kết cung cấp viện trợ vắc-xin. Tuy nhiên, Congo chưa nhận được bất kỳ loại vắc-xin mpox nào mà họ yêu cầu.

Tiến sĩ Dimie Ogoina, một chuyên gia về mpox người Nigeria, người chủ trì ủy ban khẩn cấp của WHO, cho biết vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong hiểu biết về cách thức mpox lây lan ở Châu Phi. Ông kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn để kịp thời phát hiện các đợt bùng phát.

Nhiều nhà khoa học nói rằng phản ứng của thế giới đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra này chưa đủ nhanh, một số người đặt câu hỏi liệu các tuyên bố tình trạng khẩn cấp - từ CDC Châu Phi hay WHO - có đủ để tạo ra phản ứng toàn cầu hay không.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp không thể mang tính hình thức, mà phải là một "lời kêu gọi hành động".

Đây là lần thứ hai Tổ chức y tế thế giới phải đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với cùng một dịch bệnh, và lần thứ hai cách lần thứ nhất không xa. Điều đó có nghĩa là dịch bệnh này vẫn luôn có nguy cơ bùng phát.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp không thể mang tính hình thức, mà phải là một "lời kêu gọi hành động". Không chỉ cung cấp vắc-xin, thuốc chữa cho dịch bệnh này mà là cải thiện điều kiện kinh tế và y tế, bởi dịch bệnh còn hoành hành ở nơi nào đó, thì không có gì đảm bảo rằng nó sẽ không lây lan ra khắp thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.