Cơn ác mộng mang tên ' đánh hội đồng '

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung bình một ngày có 5 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học trên toàn quốc, 1600-1800 vụ bạo lực xảy ra mỗi năm. Hậu quả của của những vụ việc này không chỉ nằm ở vết thương trên cơ thể mà đáng lo ngại hơn là những tổn thương về tinh thần của học sinh.

Mới đây, vụ việc một em học sinh lớp 7 bị 8 bạn cùng trường đánh hội đồng trong suốt một năm trời, đến mức sang chấn tâm lý phải nhập viện, đã một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về văn hóa ứng xử của học sinh và tình trạng bạo lực trong học sinh đang ngày càng gia tăng.

“Tôi không thể nào xem hết clip này được, bởi vì nhìn thấy bọn nó đánh cháu tôi thế này, thực tình tôi rất đau đớn. Một thằng bé có 24 cân mà để 7, 8 thằng cứ lên gối, rồi đá vào đầu như thế, thật lòng,  tôi không dám xem đâu.  Suốt ngày nó ở viện, một tháng nay nó đi viện 6 lần rồi. Về là lại phải đưa đi viện luôn. Nó lên cơn sợ hãi, hoảng loạn. Gặp ai nó cũng xua xua hết, có những lúc nó không nhận ra được ai” , bác nạn nhân cho biết.

Di chứng để lại sau những trận đánh hội đồng là quá lớn với một đứa trẻ chỉ mới 13 tuổi. Quãng thời gian em bị đánh không tính bằng tiếng, mà tính bằng năm. Vậy nhưng, trong suốt quãng thời gian ấy, gia đình em vẫn không chút nghi ngờ. Người bố không hề biết con mình bị đánh cho đến khi đi họp phụ huynh. Và “không biết” cũng là từ mà những đứa trẻ này dùng để trả lời khi được hỏi về hành vi mà chúng đã gây ra.

Nhận thức của những đứa trẻ bị ảnh hưởng một phần là do mạng xã hội. Phần còn lại từ đâu, không khó để tìm ra câu trả lời. Ví dụ như phụ huynh có những hành vi bạo lực trong lối sống, rồi con trẻ bắt chước để đánh lại bạn.

Vấn nạn này dù đã nhiều lần bị lên án, cảnh báo, nhưng vẫn bằng nhiều cách khác nhau len lỏi xuất hiện trong trường học. Để rồi thời còn ngồi trên ghế nhà trường, với một số em nhỏ, lại trở thành quãng thời gian ám ảnh nhất trong đời. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.