Công bằng giữa con trai và con gái

Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, “nghèo nuôi dưỡng con trai còn giàu nuôi dưỡng con gái”. Nhiều gia đình cũng có quan điểm rằng con trai mới ở với mình lâu dài, còn con gái sẽ đi lấy chồng vì thế ít đầu tư cho con gái hơn. Nhưng các gia đình hiện đại ngày nay đã có các quan điểm khác như con trai hay con gái, đều cần học hỏi, phát triển như nhau, ngay cả làm những việc nhỏ sinh hoạt trong gia đình, để rèn luyện tính độc lập và các kĩ năng sống từ nhỏ.

Được bố mẹ hướng dẫn làm việc nhà từ khi còn rất nhỏ, Dương và Nhi hầu như đã thuần thục tất cả mọi việc nhà từ khi học lớp 3 như nấu cơm, sắp xếp bàn ghế.

Để mỗi lần đi làm về, ngoài sự vất vả. mệt mỏi, thì còn là niềm vui và hạnh phúc khi con mình biết lo toan việc nội trợ, dọn nhà sạch sẽ để gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm tối bình dị.

Niềm vui và hạnh phúc khi các con biết chia sẻ công việc

Thời điểm này, mặc dù phải ôn thi vào đại học, cần nhiều thời gian nhưng Dương vẫn chủ động sắp xếp việc học để sau bữa cơm, để em có thể rứa bát theo đúng lịch được phân của mẹ.

Có những khi còn ga lăng - làm nốt phần việc của chị nếu như Nhi không có ở nhà. Vì thế, tình cảm gia đình, chị em càng thêm gắn bó, tôn trọng và yêu thương nhau hơn.

Yêu thương và chia sẻ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Với quan điểm con cái là lộc trời cho, từ khi mới có em bé đầu tiên,  gia đình anh Hùng chị Trang cùng đón nhận con gái, hay con trai đều đáng quý như nhau.

Hai con đều có sở trường riêng để phát triển. Bố mẹ cũng đầu tư và giáo dục theo thế mạnh riêng của các con. Vì thế mà lấy nhau được 22 năm, gia đình luôn đầm ấm, ngập tràn tiếng cười, vì các con biết tự lập, giúp đỡ nhau trong gia đình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.