Công bố tư liệu quý về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ 1954, với hàng trăm hình ảnh và tư liệu gốc về Chiến dịch.

Đây là những tài liệu gốc vô cùng quý giá về các chủ trương lớn của Trung ương Đảng trong Đông Xuân 1953-1954, Nghị quyết của Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân và dân ta trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch.

Khối tài liệu về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ năm 1954 phản ánh những lát cắt sinh động của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX, minh chứng hùng hồn cho sự lãnh đạo tài tình, quyết sách chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội ta; về sức mạnh đoàn kết toàn dân;  về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy chiến dịch.

Khối tài liệu cũng phản ánh chân thực về dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch Điện Biên Phủ; công tác hậu cần chiến dịch; chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà với lực lượng hàng binh; về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch.

Khối tài liệu quý giá góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về lịch sử quân sự, ngoại giao của dân tộc Việt Nam.

GS, TS, NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho biết trong nghiên cứu lịch, tài liệu nguyên gốc là những tài liệu có giá trị cao nhất để nhận diện đúng nhất, chuẩn xác nhất các sự kiện lịch sử. Theo ông, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã lưu trữ được nhiều tư liệu quý của Pháp, của Liên Xô (cũ), tư liệu của Trung Quốc và một số nước, những tài liệu quý này đã góp phần giúp công chúng có sự nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn.

Hàng triệu tư liệu ảnh và hiện vật được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, là kho lưu trữ hiện đại nhất Đông Nam Á, đang bảo quản. Trung tâm mở rộng cửa phục vụ công chúng tìm hiểu, sao chép và nghiên cứu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Triển lãm có chủ đề "Đường lên Điện Biên", giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc… được 34 hoạ sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” là chủ đề của triển lãm ảnh được tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong dịp nghỉ lễ này.