Cộng đồng Chính trị châu Âu nỗ lực ứng phó thách thức
Hội nghị do Thủ tướng chủ nhà Viktor Orban chủ trì. Tham dự có 47 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ châu Âu cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế như: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Charles Michel, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Roberta Metsola, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhấn mạnh, châu Âu đang ở trong tình thế khó khăn vì cuộc xung đột ở Ukraine, trong khi mối đe dọa leo thang xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi và tình trạng di cư bất hợp pháp một lần nữa đang lên đến đỉnh điểm là những thách thức đối với châu Âu. Ông Orban cũng nhấn mạnh nền kinh tế thế giới đang trở nên phân mảnh và bế tắc, tất cả các vấn đề này đang đe dọa đến hòa bình và thịnh vượng của châu Âu. Theo Thủ tướng Orban, những nội dung đạt được tại hội nghị lần này có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ.
Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) được thành lập vào năm 2022, là diễn đàn đối thoại chính trị và hợp tác giữa các quốc gia châu Âu nhằm thúc đẩy đối thoại chính trị và góp phần vào sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực. EPC được tổ chức lần đầu tiên tại Praha, Cộng hòa Séc vào tháng 10/2022 khi Séc đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU.
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
0