Công nghệ Metro cần có tiêu chuẩn chung
Cho dù công nghệ khác nhau được khẳng định sẽ không ảnh hưởng đến việc kết nối trong mạng lưới giao thông đô thị. Tuy nhiên trên thực tế cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật chung để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đường sắt cũng như không làm ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư, thay thế phụ tùng, bảo trì và khai thác vận hành sau này.
Hà Nội hiện có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và metro Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 2 công nghệ khác nhau. Để khắc phục sự lệch pha về công nghệ, quy hoạch mạng lưới metro tại Hà Nội được thiết kế gồm các tuyến hướng tâm, tuyến vòng... đảm bảo việc kết nối và thuận tiện cho hành khách có thể tiếp cận và đặc biệt giúp sự khác nhau về công nghệ không ảnh hưởng đến việc kết nối liên tục giữa các tuyến trong mạng lưới metro.
Điển hình như tuyến Metro Nhổn ga Hà Nội thì phương án kết nối các nhà ga khác mức đã được các đơn vị liên quan và tư vấn nghiên cứu để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả, thuận tiện cho hành khách đi lại.
Theo các chuyên gia, thực tế mỗi công nghệ Metro đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng không có một công nghệ chung cho hệ thống metro. Các quốc gia vẫn duy trì các tuyến metro từ hàng trăm năm và thực hiện những nâng cấp công nghệ nhất định cho hệ thống hiện có.
Công nghệ khác nhau có thể không ảnh hưởng đến tính kết nối. Tuy nhiên việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chung là việc cần làm sớm. Bởi khi mỗi tuyến metro có tiêu chuẩn, công nghệ khác nhau sẽ gây ra nhiều nguy cơ, hệ luỵ sau này. Đơn cử như khi đường ray hỏng hay điện hỏng…, chúng ta sẽ phải đi mua vật tư mỗi nước mỗi thứ để thay thế. Do vậy, cần sớm ban hành một tiêu chuẩn chung về đường sắt đô thị cho cả nước.
Có thể nói các dự án metro đầu tiên ở Hà Nội và TP HCM với công nghệ khác nhau sẽ là tiền đề để chúng ta đúc kết kinh nghiệm, xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật chung cho hệ thống metro Việt Nam, hài hòa, phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế. Và điều quan trọng là trong tương lai, phương án chủ động nội địa hóa cần được tính để Việt Nam làm chủ công nghệ metro và sản xuất được các phụ tùng thay thế./.
Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do UBND TP Hà Nội và TP HCM đồng tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 17/1 với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh này của Việt Nam và quốc tế. Trong 3 ngày diễn ra, các đại biểu sẽ để cùng trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu tại Kết luận số 49 của Bộ Chính trị. Nghiên cứu phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện và tìm ra các cách làm mới, “đột phá” nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới
Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.
Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.
0