Công nghiệp văn hóa - TPHCM nhiều lợi thế phát triển
Đây là một trong 50 lễ hội, sự kiện được sở Văn hóa và thể thao TPHCM thực hiện trong năm 2023. Tại lễ hội này, các tiết mục văn hóa truyền thống về múa rối và nhạc kèn đã mang lại hiệu ứng tích cực cho khán giả.
Thành công của những lễ hội như thế này là một trong những minh chứng quan trọng để thành phố HCM kỳ vọng phát triển thành công công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.
Thạc sĩ, Nghệ Sĩ Trần Được - Phó Trưởng Đoàn Đoàn Rồng Phương Nam - Nhà hát Nghệ Thuật Phương Nam: "Liên hoan năm nay thành công, hi vọng sang những năm tới, hi vọng được sự quan tâm của sở văn hóa, UBND TPHCM, thì sẽ phát triển hàng năm cái liên hoan múa rối này để cho các nghệ sĩ có sân chơi về nghệ thuật cũng như là để cho tất cả khan giả trong nước và quốc tế có thể biết thêm về nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam nói riêng và múa rối nói chung"
Ông Nguyễn Thanh Nhàn- Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Thể thao quận 11, TPHCM: "Quận 11 năm nay có cái mới là ra mắt được phố ẩm thực Hà Tôn quyền, khu này ẩm thực rất mới của người Hoa ở đây. Do đó năm nay lần đầu tiên tổ chức chuỗi hoạt động cùng với quận 5 tổ chức hoạt động nhân tết Nguyên Tiêu vào ngày 15 tháng Giêng. Đây là cái mới nhất trong năm nay".
Để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, TP.HCM tập trung thực hiện chỉ tiêu chủ yếu của 8 ngành: Ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, thời trang.
Việc đầu tư nguồn lực phù hợp, khuyến khích xã hội hóa, tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, có nhiều giá trị sẽ đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố. Trong đó, giai đoạn 2020-2025, TPHCM phấn đấu doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP, giai đoạn 2025-2030 là 6% và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thuý – Phó Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao TPHCM: "Chúng tôi hiểu rằng để phát huy đúng mức nguồn lực công nghiệp văn hóa trên địa bàn tp. Bên cạnh đè án đươợc ban hành thì cần rất nhiều những hoạt động cụ thể và sự quyết tâm nỗ lực trong đó thì làm sao có đc những cơ chế, chính sách để khai thác đúng mức về nguồn lực xã hội hóa để đóng góp cho phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố".
Hiện nay, TPHCM có 17.670 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa, chiếm tỷ lệ 7,74% trong tổng số doanh nghiệp của toàn thành phố.
Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa đối với GRDP và sự phát triển kinh tế của TP ngày càng lớn.
Việc lựa chọn loại hình, lĩnh vực trọng tâm và có cơ chế, chính sách phát triển sẽ tạo động lực để các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp ngày càng lớn hơn và góp phần phát huy giá trị văn hóa trong quá trình phát triển, hội nhập của thành phố nói chung và ngành văn hóa nói riêng.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0