Công nhân TP Hồ Chí Minh phấn khởi trở lại nhà máy

Các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn TPHCM đã khai xuân, trở lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực chưa vận hành hết công suất nhưng tín hiệu vui là 100% công nhân đã quay lại nhà máy bắt tay vào sản xuất và bảo đảm được lực lượng lao động khi thị trường xuất khẩu phục hồi.

Doanh nghiệp nơi chị Vũ Thị Hà làm việc là doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.  Khác với các công ty khác cùng ngành nghề, năm qua doanh nghiệp của chị vẫn sản xuất ổn định, công nhân được tăng ca.

Chị Hà cho biết: "Vào đầu năm làm việc công ty cũng có lì xì, quản lý cũng có phát để động viên anh em đầu năm, em thấy như vậy đã là vui rồi."

Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, đại diện Công ty Việt Thắng Jeans cho hay, hiện có khoảng 4.000 công nhân của công ty đã sản xuất trở lại, đạt tỷ lệ 100%. Năm qua, dù gặp khó khăn về đơn hàng nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì việc làm, ổn định thu nhập cho công nhân lao động.

Công nhân quay trở lại làm việc

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jeans cho biết: "Hiện nay công nhân của chúng tôi đã vào làm 100%. Cho đến bây giờ chúng ta phải phục hồi tăng trưởng khoảng 20% thì mới đáp ứng được."

Khảo sát của Sở công thương TP HCM cho thấy hầu hết các doanh nghiệp TP HCM đã có công nhân đi làm trở lại với tỷ lệ 97%. So với năm 2023, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc sau tết không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân do người lao động mong muốn ổn định việc làm, gắn bó với doanh nghiệp hơn trong năm 2024.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP HCM cho rằng, hai ngành hàng khó khăn nhất trong năm qua là dệt may và đồ gỗ thì nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng tới tháng 6, có đơn vị đã có đơn hàng nguyên năm đây là một tín hiệu rất tích cực về lao động và việc làm cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội cho biết, năm 2024 TP HCM cần từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý 2/2024 cần khoảng 75.000 - 77.000 chỗ…, tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ hơn 71%, công nghiệp - xây dựng chiếm gần 29%...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.

Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.

Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.

Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tiến hành chỉnh trang, duy tu cải tạo khoảng 130 tuyến phố, trong đó khu vực nội thành có 80 tuyến phố, còn lại là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ; tổng kinh phí khoảng 680 tỷ đồng; kéo dài từ nay đến cuối năm.