Công tác định giá đất còn nhiều bất cập
Tình trạng ách tắc trong định giá đất dẫn đến đến chậm trễ trong việc giao đất và phê duyệt, triển khai dự án, có lúc đã trở thành vấn đề nóng. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc không thuê được tư vấn xác định giá đất tham gia Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể.
Cả nước hiện có khoảng 200 doanh nghiệp định giá bất động sản. Chưa bàn tới trình độ hay chất lượng chuyên môn, thị trường đang thiếu hụt số lượng chuyên gia về định giá bất động sản. Trong khi đó, đội ngũ môi giới bất động sản - những người nắm thông tin giao dịch nhanh nhất - đa phần không được đào tạo bài bản, cũng chưa có sự giám sát và quản lý chặt chẽ. Vai trò của các đơn vị tư vấn định giá độc lập chưa được coi trọng hoặc phải chịu trách nhiệm về pháp lý quá lớn, ảnh hưởng đến tính khách quan của việc định giá đất.
Luật Đất đai 2024 đã xác định được 5 phương pháp định giá đất. Tuy nhiên, luật mới chỉ dừng lại ở các quy định có tính chất nguyên tắc chung. Trong khi đó, tham vấn tư vấn xác định giá đất là một khâu trong quá trình định giá đất của chính quyền địa phương, thậm chí có quy trình còn là một trong những khâu bắt buộc, như Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể. Vì vậy, việc không mời được tư vấn xác định giá đất đã gây chậm trễ cho việc định giá đất của địa phương, nhất là trong việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất khi giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc xác định giá đất, định giá đất của địa phương cũng như quyết định giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Hậu quả là nhiều dự án bị đình trệ, đóng băng không thể triển khai.
Tại Việt Nam, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) không quy định bắt buộc phải giao dịch thông qua sàn, do các đơn vị trung gian không bảo đảm được tính minh bạch và sự an toàn trong pháp lý. Một bảng giá đất mới có sự cập nhật theo từng năm là điều cần thiết. Tuy nhiên, để hiện thực hóa quy định này, các thông tin mua bán và giao dịch bất động sản cần phải được công khai, minh bạch. Đây là điều mà thị trường BĐS Việt Nam vẫn chưa thể làm được.
Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.
Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.
“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.
Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.
Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.
Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.
0