Công viên Hồ Cần bị chiếm dụng thành nơi đổ rác
Thành phố đang rất quan tâm, đầu tư và cải tạo các vườn hoa, công viên, hồ điều hòa hay những không gian công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí cho nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn những công viên như bị bỏ hoang, để người dân lấn chiếm mở quán bán hàng, trồng rau, đổ rác, gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
Do không thấy có người quản lý nên công viên Hồ Cần thuộc phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị người dân quây rào để trồng rau vào các khu vực thảm cỏ, vườn hoa. Cuối năm trước, sau khi chính quyền đến giải tỏa, khu vực này lại trở thành bãi đổ rác rất ô nhiễm.
Nơi này giải tỏa xong không đầu tư gì cả khiến mọi thứ xập xệ, xuống cấp. Máy tập cũng long xòng xọc.
Ông Dương Văn Luận (phường Vĩnh Tuy,).
Không chỉ thành nơi trồng rau, bãi đổ rác mà các hàng quán cũng đang lấn chiếm, bủa vây công viên. Khi các hạng mục chính xuống cấp, nhếch nhác, cư dân xung quanh ngại vào công viên vì cảm thấy không an toàn.
Công viên Hồ Cần thuộc Đề án "Cải tạo môi trường các hồ ở nội thành Hà Nội", được xây dựng, hoàn thành năm 2011 với tổng mức đầu tư hơn 12 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, từ đó đến nay công viên bị buông lỏng quản lý, không được tu sửa, nâng cấp nên ngày càng xuống cấp.
Cuối năm ngoái, chúng tôi đã ra quân giải tỏa và yêu cầu các cá nhân ký cam kết không vi phạm. Từ khi hoàn thành đến nay, mặc dù chính quyền địa phương vẫn bố trí lực lượng duy trì trật tự đô thị, nhưng chưa được chính thức bàn giao, tiếp nhậ nên không có cơ sở để đề xuất quận nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.
Ông Đinh Đức Hiếu - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy.
Ở một siêu đô thị như Hà Nội thì mỗi một cây xanh hay một không gian công cộng, dù là nhỏ bé, cũng rất giá trị, rất ý nghĩa đối với mỗi người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng do công viên nằm ở địa bàn giáp ranh giữa phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) và phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) nên có việc đùn đẩy trách nhiệm quản lý.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
0