Cửa khẩu Hữu Nghị thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Quốc
Từ giữa tháng 1/2023, phía Trung Quốc cơ bản bình thường hóa các hoạt động xuất nhập khẩu tại 05 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sau dịch Covid 19.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị đạt trên 40 tỷ USD, mặt hàng chủ yếu là nông sản và cơ khí.
Cũng từ đầu năm, hoạt động cửa khẩu số tại cửa khẩu Hữu Nghị đi vào ổn định sau giai đoạn thực hiện thí điểm kết thúc hồi tháng 4/2022. Các thủ tục khai báo hải quan, nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường số.
Tại cửa khẩu, doanh nghiệp hiện chỉ cần khai một lần duy nhất cho một phương tiện, thay vì 5 lần với các đơn vị quản lý khác nhau trong cửa khẩu như trước nhờ có hệ thống phần mềm liên thông trong cửa khẩu. Thời gian làm thủ tục xuất khẩu được rút ngắn từ 1 thậm chí là 2 ngày xuống chỉ còn chưa đầy 2 tiếng.
Cùng với chuyển đổi số, để thúc đẩy xuất nhập khẩu, Hải quan Lạng Sơn cũng thực hiện thay đổi giờ làm với phương châm "chỉ nghỉ khi đã phục vụ hết nhu cầu của doanh nghiệp". Giờ làm việc kéo dài từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm.
Theo Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn, hồi tháng 9 vừa qua, phía Trung Quốc cũng đã thông báo mở rộng thêm 2 làn xe đi ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan, đồng thời áp dụng Robot thực hiện giao hàng không tiếp xúc. Phía nước ta cũng đang phối hợp thực hiện đồng bộ. Khi hệ thống này được hoàn thiện, việc giao thương hàng hóa qua đây có thể được thực hiện 24h/ngày.
Chính phủ Việt Nam cũng phê duyệt dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng mức vốn đầu tư 11.178 tỷ đồng, có tổng chiều dài gần 60km. Đây là sự nỗ lực của hai bên, đẩy mạnh giao thương hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị.
Cây đa Hữu Nghị này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trồng trong dịp thăm cửa khẩu Hữu Nghị ngày 25/8/2023 đang xanh tốt mỗi ngày.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trên thế giới chỉ có duy nhất khu vực biên giới ở đây có cửa khẩu mà Việt Nam đặt tên là Hữu Nghị và Trung Quốc cũng thống nhất đặt tên là "Hữu Nghị Quan". Tên gọi "Hữu Nghị" thể hiện tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Và hoạt động thương mại không ngừng phát triển tại cửa khẩu Hữu Nghị cũng là một minh chứng rõ nét cho mối quan hệ láng giềng ngày càng bền chặt và phát triển của 2 nước Việt Nam – Trung quốc./.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.
Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.
0