Cuộc chạy đua chiếm giữ quỹ đạo Trái đất
Sức mạnh của vệ tinh
Một số cư dân Sudan bị cắt mạng di động trong nhiều tuần. Lý do là bởi các bên tham chiến đang sử dụng kết nối vệ tinh Starlink để truy cập Internet phục vụ cho các hoạt động quân sự. Tình trạng mất tín hiệu di động bắt đầu từ đầu tháng 2 đã khiến người dân không thể mua những hàng hóa thiết yếu, bao gồm nguồn cung cấp thực phẩm khan hiếm và giữ liên lạc với người thân ở xa, cũng như cản trở việc vận chuyển viện trợ. Tại quận Karari của Omdurman, quân đội Sudan gần đây đã đạt được những tiến bộ trong việc chống lại lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) và đã cung cấp một số quyền truy cập vệ tinh cho người dân. Mọi người tập trung quanh điểm truy cập Starlink để kết nối trên điện thoại di động của họ với người thân.
Người dân ở những khu vực không có kết nối di động cố gắng sử dụng Starlink của Elon Musk, một dịch vụ vệ tinh không được cấp phép ở Sudan. Bình thường, họ phải trả khoảng 2,5 USD cho một giờ truy cập.
Từ năm 2017 đến năm 2022, các quốc gia đã nộp hồ sơ xin phóng một triệu vệ tinh trên hơn 300 hệ thống riêng biệt. Trong đó, có nhiều vệ tinh hoạt động cùng với nhau, được gọi là các chòm vệ tinh. Hiện tại, các công ty tư nhân và nhà nước đang chạy đua để tận dụng tiềm năng kinh tế của vệ tinh. Starlink và OneWeb, hai công ty tư nhân, đang dẫn đầu cuộc đua, sở hữu lần lượt là 5.500 và 630 vệ tinh trong quỹ đạo trái đất tầm thấp. Starlink là người tiên phong, nắm giữ 1,4 tỷ USD thị trường Internet trên không gian đang phát triển có tổng trị giá 92 tỷ USD vào năm 2022. Các quốc gia cũng đang đạt được những tiến bộ. Trung Quốc và châu Âu đang lên kế hoạch cho các chòm vệ tinh lớn của riêng mình có tên là Guowang và IRIS2.
Ngoài các cường quốc lớn, chi phí giảm và triển vọng tài trợ từ các công ty lớn cũng khiến lĩnh vực này trở nên hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. Cho đến nay, Cơ quan Vũ trụ Rwanda (RSA) đã đệ trình đề xuất lớn nhất để đưa gần 330.000 vệ tinh nhỏ với sự tài trợ từ một công ty tư nhân OneWeb.
Nắm giữ trong tay số lượng lớn vệ tinh, các công ty tư nhân đang có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với các vấn đề chiến lược quan trọng. Trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Starlink của Elon Musk đóng một vai trò quan trọng. Quân nhân Ukraine sử dụng các hệ thống này để phối hợp các nhiệm vụ phản công hoặc yêu cầu hỗ trợ pháo binh. Trong khi đó, dân thường Ukraine dùng Starlink để giữ liên lạc với thân nhân ở trong và ngoài nước. Trong tác chiến hiện đại, việc có một mạng lưới vệ tinh thông tin liên lạc mạnh mẽ được xem là "vũ khí" chiến lược. Điều này có thể thấy rõ khi Elon Musk từ chối kích hoạt mạng vệ tinh Starlink ở thành phố cảng Sevastopol của Crimea để ngăn một cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào hạm đội Nga. Elon Musk cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối yêu cầu khẩn cấp từ Ukraine, bởi động thái này có thể sẽ đẩy liên đới trong một hành động leo thang xung đột lớn và gây ra phản ứng gay gắt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là ví dụ cho thấy các công ty tư nhân có thể góp phần định hình lại kết quả của các sự kiện địa chính trị quan trọng, từ đó tác động đến cân bằng chiến lược toàn cầu.
Elon Musk bắt tay với tình báo Mỹ?
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin Tập đoàn Công nghệ khai phá không gian (SpaceX) của tỷ phú Mỹ Elon Musk đang xây dựng mạng lưới vệ tinh do thám khổng lồ cho tình báo Mỹ để theo dõi hầu hết mục tiêu toàn cầu. Starshield không liên quan tới Starlink . Starlink là tập hợp các vệ tinh trong không gian nhằm cung cấp dịch vụ internet phục vụ mục đích dân sự. Còn về Starshield, một số nguồn tin quen thuộc với chương trình này cho biết, Công ty SpaceX đang xây dựng một mạng lưới gồm hàng trăm vệ tinh do thám theo một hợp đồng mật với cơ quan tình báo Mỹ. Mạng này đang được đơn vị kinh doanh Starshield của SpaceX xây dựng theo hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD được ký vào năm 2021 với Văn phòng Trinh sát Quốc gia (NRO), một cơ quan tình báo của Mỹ quản lý các vệ tinh do thám.
Các kế hoạch này cho thấy mức độ tham gia của SpaceX vào các dự án tình báo và quân sự của Mỹ, đồng thời thể hiện sự đầu tư sâu hơn của Lầu Năm Góc vào các hệ thống vệ tinh quay quanh Trái đất tầm thấp nhằm hỗ trợ lực lượng mặt đất. Các nguồn tin cho biết, về mặt lý thuyết, nếu thành công, chương trình này sẽ nâng cao đáng kể khả năng của chính phủ và quân đội Mỹ trong việc nhanh chóng phát hiện các mục tiêu tiềm năng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hỗ trợ hoạt động tình báo và quân sự. Điểm mạnh khác là Starshield cũng không dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của các cường quốc không gian đối thủ. Báo cáo của Reuters lần đầu tiên tiết lộ rằng hợp đồng của SpaceX nhằm xây dựng một hệ thống do thám mới mạnh mẽ với hàng trăm vệ tinh có khả năng chụp ảnh Trái đất, quần thảo ở quỹ đạo thấp và cơ quan gián điệp mà công ty của Musk đang hợp tác là NRO. Tuy nhiên, hiện Reuters chưa thể xác định khi nào mạng lưới vệ tinh mới sẽ hoạt động và không thể xác định những công ty nào khác tham gia chương trình theo hợp đồng riêng.
Trong một tuyên bố, NRO thừa nhận sứ mệnh phát triển một hệ thống vệ tinh tinh vi và quan hệ đối tác với các cơ quan chính phủ, công ty, tổ chức nghiên cứu và quốc gia khác, nhưng từ chối bình luận về mức độ tham gia của SpaceX vào nỗ lực này. Các vệ tinh có thể theo dõi các mục tiêu trên mặt đất và chia sẻ dữ liệu đó với các quan chức quân sự và tình báo Mỹ. Về nguyên tắc, điều đó sẽ cho phép Chính phủ Mỹ nhanh chóng ghi lại hình ảnh liên tục về các hoạt động trên mặt đất ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hỗ trợ các hoạt động tình báo và quân sự.
Mạng lưới vệ tinh gián điệp bí mật nói trên là một trong những tài nguyên được Chính phủ Mỹ săn đón nhiều nhất trong không gian vì nó được thiết kế để cung cấp phạm vi bao phủ liên tục, rộng khắp và nhanh chóng nhất về các hoạt động trên Trái đất.
Phản ứng trước động thái trên, phía Nga khẳng định đã biết về những nỗ lực của tình báo Mỹ trong việc sử dụng các nhà khai thác vệ tinh thương mại như SpaceX , đồng thời cảnh báo rằng những động thái như vậy khiến vệ tinh của họ trở thành mục tiêu hợp pháp.
Và tất nhiên, khi làm việc với các đối tác trên các nền tảng quốc tế, trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, chúng tôi ghi nhận xu hướng ngày càng gia tăng và cực kỳ nguy hiểm của việc Mỹ và các đồng minh sử dụng vệ tinh và cơ sở hạ tầng mặt đất tương ứng, bao gồm các hệ thống dân sự thương mại như Starlink, cho các hoạt động tình báo và hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang nước ngoài. Điều này bao gồm cả việc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về những bước đi mạo hiểm như vậy trong không gian, Liên bang Nga đã đệ trình lên Đại hội đồng một dự thảo nghị quyết có tiêu đề "Khoa học và Công nghệ Vũ trụ vì Hòa bình", nhằm đạt được sự hiểu biết ở cấp độ liên chính phủ về việc không thể chấp nhận việc sử dụng các hệ thống không gian, bao gồm cả các hệ thống thương mại, để sử dụng vũ lực đối với các đối thủ địa chính trị.
Bà Maria Zakharova, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga.
Mạng lưới Starshield là một phần trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và các đối thủ để trở thành cường quốc quân sự thống trị trong không gian, một phần bằng cách mở rộng và tách các hệ thống vệ tinh do thám khỏi các tàu vũ trụ cồng kềnh, đắt tiền ở quỹ đạo cao hơn. Thay vào đó là một mạng lưới rộng lớn, có quỹ đạo thấp có thể cung cấp hình ảnh Trái đất nhanh hơn và gần như liên tục. Starshield hướng tới khả năng chống chịu các cuộc tấn công từ các thế lực không gian phức tạp. Mạng lưới này cũng nhằm mục đích mở rộng đáng kể khả năng viễn thám của chính phủ Mỹ và sẽ bao gồm các vệ tinh lớn có cảm biến hình ảnh, cũng như một số lượng lớn hơn các vệ tinh truyền dữ liệu hình ảnh và các thông tin liên lạc khác khắp mạng lưới bằng cách sử dụng tia laser liên vệ tinh.
Khối lượng rác khổng lồ trong quỹ đạo
Việc các nước đua nhau phóng vệ tinh khiến quỹ đạo thấp quanh Trái đất đã trở thành một môi trường đầy “rác thải”, và vấn đề rác vũ trụ càng trở nên trầm trọng. Hàng nghìn mảnh vụn từ các vệ tinh bị hỏng, tên lửa đẩy và các cuộc thử nghiệm vũ khí mà con người phóng trong nhiều năm đã mắc kẹt trong quỹ đạo. Điều này gây ra tình trạng lộn xộn, bởi chúng không chỉ có thể đâm vào các vệ tinh đang theo dõi Trái đất mà còn có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào khí quyển khi chúng bốc cháy trong quá trình quay trở lại khí quyển, làm suy giảm tầng ozone, cũng như có khả năng gây rắc rối cho các chuyến thám hiểm không gian trong tương lai. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, việc loại bỏ mảnh vụn đang phải đối mặt với một số thách thức về công nghệ, địa chính trị và kinh tế.
Hàng ngàn vệ tinh thương mại đang được phóng vào quỹ đạo Trái đất với tốc độ kỷ lục, làm tăng nguy cơ va chạm, có thể tạo ra các mảnh vụn nguy hiểm. Và do không có quy định nào được đặt ra để điều chỉnh các hoạt động quân sự trong không gian, một số người lo ngại một cuộc tấn công bằng vũ khí không gian nếu xảy ra có thể tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn. Tài sản của các vệt tinh trên quỹ đạo tầm thấp hiện trị giá hàng tỷ đô la, và đóng vai trò quan trọng đối trong việc điều hướng và bản đồ trên điện thoại thông minh, nhắn tin văn bản, cuộc gọi và kết nối internet phục vụ các ngành công nghiệp và người dân trên toàn thế giới.
Ông Nick Shave, Giám đốc điều hành của Astroscale Vương quốc Anh: "Trường hợp xấu nhất là hiệu ứng Kessler. Một nhà khoa học của NASA từ những năm 70, dự đoán rằng nếu chúng ta không bắt đầu kiểm soát quần thể mảnh vỡ này, thì chúng ta sẽ có một kịch bản tồi tệ. Về cơ bản, va chạm sẽ nối tiếp va chạm, và cuối cùng, rất nhiều quỹ đạo không thể sử dụng được. Và một rủi ro lớn khác là rủi ro về con người. Hiện tại chúng ta có khá nhiều phi hành gia trên quỹ đạo, sẽ có thêm nhiều trạm vũ trụ thương mại được lên kế hoạch trong vài năm tới. Vì vậy, chúng ta có thể sẽ có hàng chục hoặc thậm chí là 100 người trên quỹ đạo trong vòng 10 đến 20 năm tới.”
Công ty khởi nghiệp có tên Astroscale vừa đưa ra giải pháp để dọn rác thải trôi nổi trên quỹ đạo Trái đất là một 'máy kẹp' robot có thể tóm các vệ tinh cũ và rác vũ trụ, sau đó đẩy nó về phía Trái đất để đốt cháy trong bầu khí quyển. Công việc này không hề dễ dàng. Bộ kẹp phải có khả năng xử lý tất cả các loại tình huống khó khăn như tốc độ, góc quay khác nhau và thậm chí cả sự lệch trục của các vật thể. Astroscale cũng đang xem xét cách tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh đang hoạt động trong không gian. Hiện tại, khi một vệ tinh hết nhiên liệu, cũng có nghĩa là sứ mệnh của nó đã kết thúc. Nhưng Astroscale UK đang cố gắng thay đổi điều đó bằng một dự án mang tên tàu vũ trụ phục vụ COSMIC, có thể tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh và để chúng tiếp tục hoạt động.
Một số sứ mệnh dọn rác không gian vẫn được lên kế hoạch trong vài năm tới, bao gồm sứ mệnh ClearSpace-1 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và sứ mệnh loại bỏ mảnh vỡ thương mại (CRD2) của Nhật Bản. Theo OECD, các giải pháp khả thi đang được nghiên cứu bao gồm tia laser trên không gian hoặc trên mặt đất để “đẩy” các vật thể ra khỏi đường đi, cũng như khả năng tạo ra bầu khí quyển nhân tạo để chuyển hướng quỹ đạo của nó. Rõ ràng là vấn đề về rác không gian sẽ cần phải sớm được giải quyết bằng công nghệ và cần thiết phải đặt những quy định rõ ràng, cứng rắn về việc dọn rác vũ trụ.
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.
0