Cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất lịch sử hiện đại
Chiến tranh uỷ nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Chìa khóa của chiến lược chiến tranh ủy nhiệm là tìm một đối tác địa phương, một bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu và rồi sau đó gửi nhiều vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ. Xét định nghĩa trên, có thể thấy một số yếu tố của cuộc chiến ủy nhiệm qua các hành động của Mỹ và NATO trong suốt hơn một năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine.
Trước hết, Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung đã ồ ạt cung cấp các loại vũ khí cho Ukraine. Từ việc cung cấp một cách từ từ với số lượng hạn chế các loại vũ khí có từ thời Liên Xô, giờ đây, phương Tây đã đáp ứng gần như mọi đề nghị viện trợ vũ khí của Kiev, từ vũ khí tầm ngắn tới tầm xa, từ vũ khí hạng nhẹ tới hạng nặng. Sau khi gửi tên lửa Javelin và Stinger tới Ukraine trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột, Washington đã cung cấp lựu pháo M777 vào mùa Xuân và hệ thống tên lửa Himars vào mùa Hè. Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Hà Lan cũng có những đóng góp không nhỏ. Tính tới nay, hơn 30 quốc gia đã cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine. Hiện nhằm hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân, các khẩu đội tên lửa phòng không Patriot, xe tăng Challenger-2, Abrams và Leopard, các phương tiện chiến đấu Bradley và Stryker cùng máy bay chiến đấu Mig-29 đã và đang được chuyển giao cho Kiev.
Không chỉ gửi vũ khí, phương Tây còn tích cực huấn luyện binh sĩ Ukraine. Mới đây hàng chục binh sỹ đặc công Ukraine đã được tham gia đợt huấn luyện kéo dài 4 tuần về cách xây dựng chiến hào, cầu đường và tác chiến đặc biệt do lực lượng vũ trang Tây Ban Nha tổ chức. Khoá huấn luyện này là một phần của chương trình của phái bộ hỗ trợ quân sự của Liên minh châu Âu dành cho Ukraine. Trước đó, các khoá huấn luyện cấp tốc nhằm đào tạo binh sĩ Ukraine cách thức vận hành các loại xe tăng Challenger 2 và Leopard 2 cũng đã diễn ra tại các quốc gia châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha.
Ngoài cung cấp vũ khí và hỗ trợ huấn luyện binh sĩ Ukraine, các chính phủ phương Tây còn cung cấp thông tin tình báo cũng như hỗ trợ lập kế hoạch tác chiến cho Ukraine. Họ cũng đổ nhiều tiền bạc vào chiến trường này. Theo số liệu do Viện Kiel về kinh tế thế giới của Đức công bố, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ đến ngày 15/1, Mỹ tổng cộng chi gần 78 tỉ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine. Con số này của Liên minh châu Âu (EU) là 58,56 tỉ USD.
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.
0