Cuộc đua phát triển phương tiện bay eVTOL

Sau cuộc đua xe điện, các hãng sản xuất đang bước vào cuộc đua mới: phát triển phương tiện bay thẳng đứng eVTOL, được dự báo sẽ vô cùng tiềm năng trong tương lai.

Trung Quốc hiện là một trong số những quốc gia chi nhiều tiền nhất để đầu tư phát triển phương tiện bay eVTOL với mong muốn trở thành taxi bay để vận chuyển người và hàng hóa. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu là những thành phố lớn tại Trung Quốc thường xuyên trong tình cảnh tắc đường vào giờ cao điểm. Nếu thời gian di chuyển 40 km đường bộ mất khoảng 40 – 60 phút thì với taxi bay chỉ mất hơn 10 phút để di chuyển.

Cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên cấp giấy phép sản xuất hàng loạt máy bay chở khách không người lái chạy bằng điện (eVTOL). Đây là chứng chỉ sản xuất đầu tiên trên thế giới cấp cho ngành eVTOL toàn cầu. Chứng chỉ đánh dấu cột mốc hướng tới sản xuất hàng loạt máy bay eVTOL dành cho hoạt động thương mại trong tương lai gần.

Trung Quốc hiện là một trong số những quốc gia chi nhiều tiền nhất để đầu tư phát triển phương tiện bay eVTOL

Chỉ vài tuần trước, taxi bay của Trung Quốc đã gây chấn động Trung Đông khi bay thử nghiệm tại Dubai. Đất nước này đã chính thức tuyên bố khởi động lại dự án taxi bay, dự kiến sẽ vận hành loại hình phương tiện này vào năm 2026.

Taxi bay EH216-S đã gây phấn khích cho nhiều tỷ phú và người dân Dubai và được kỳ vọng sẽ cách mạng hóa ngành du lịch ở nới đây. Taxi bay EH216-S cao 1,93 m, rộng 5,73 m, trọng lượng cất cánh tối đa 620 kg, được thiết kế để chở hai hành khách cùng hành lý. Máy bay di chuyển quãng đường lên tới 30 km với tốc độ tối đa 130 km/h.

Mẫu taxi bay VoloCity

Tại Thế vận hội Olympic Paris tháng 7 tới, taxi bay có thể lần đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động như dịch vụ taxi đưa đón hành khách. Pháp đã chuẩn bị cho kế hoạch này rất lâu và nếu diễn ra suôn sẻ, lịch sử ngành hàng không kỳ vọng sẽ bước sang một trang mới.

Được phát triển bởi một công ty của Đức, mẫu taxi bay VoloCity sử dụng năng lượng điện với khả năng chở một hành khách ở quãng đường tối đa 35 km và đạt tốc độ hơn 110 km/giờ, khả năng cất - hạ cánh trong không gian hẹp chỉ với đường kính 15 m, giúp khách hàng có thể di chuyển nhanh chóng trong không gian thành phố.

Trong 2 năm trở lại đây, có hàng nghìn bản thiết kế phương tiện eVTOL đã được sản xuất và đi vào thử nghiệm. Tuy nhiên, với việc đang có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường vận tải hành khách cá nhân trên không, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đã bắt đầu lo ngại về việc bầu trời sẽ lại đông nghịt các phương tiện giống như đường phố dưới mặt đất ở thời điểm hiện tại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khi các quốc gia khác đang kiềm chế sự phát triển của xe tự lái do những lo ngại về an toàn thì Trung Quốc lại liên tục cấp giấy phép cho phép các công ty thử nghiệm xe không người lái, thậm chí là ban hành nhiều chính sách để kích cầu sự phát triển của loại hình này.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt hơn 54 triệu lượt khách (bằng 97% so với cùng kỳ năm ngoái).

Tháng 6 vừa qua, thị trường ô tô Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng nhẹ so với tháng 5. Riêng với dòng xe hybrid, Toyota Innova Cross có doanh số tốt nhất tháng.

Các đại lý Volkswagen đang ưu đãi cho Teramont X bằng hình thức giảm 50% lệ phí trước bạ trong tháng 7 để thu hút khách hàng.

Hãng xe Nhật Bản Honda tuyên bố giảm kế hoạch sản xuất tại đất nước này để tái cấu trúc hệ thống sản xuất, tập trung vào dòng xe hybrid.

Trong tháng 7, Mitsubishi Xforce - mẫu SUV hạng B đã tạo nên cơn sốt trên thị trường khi tiếp tục giảm giá sâu, gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc.