Cuộc xung đột Nga - Ukraine làm rúng động thế giới

Ngày 24/2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cuộc xung đột lớn nhất ở Châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ II đã làm rúng động cả thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt, nhằm mục đích phi quân sự hóa Ukraine và bảo vệ những người nói tiếng Nga trên vùng đất mà ông cho rằng lịch sử thuộc về Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Các nước cộng hòa nhân dân ở Donbass đã yêu cầu Nga giúp đỡ. Về vấn đề này, theo Điều 51, Phần 7 của Hiến chương Liên hợp quốc, với sự chấp thuận của Hội đồng Liên bang Nga và tuân theo các hiệp ước hữu nghị và tương trợ với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, được Quốc hội Liên bang Nga phê chuẩn vào ngày 22/2, tôi quyết định tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt.” 

Kể từ đó đến nay, xung đột đã trải qua ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, từ ngày 24/2 đến tháng 4/2022, Moscow đã triển khai lực lượng nhanh chóng, sử dụng các đợt pháo kích và tên lửa tầm xa với mục tiêu sớm kiểm soát thủ đô Kiev. Tại giai đoạn thứ hai, từ tháng 4 đến tháng 8, Nga tập trung lực lượng ở miền Đông Ukraine và giành được quyền kiểm soát một số thành phố, trong đó có Severodonetsk hồi tháng 6. Mặc dù vậy, sau khi Kiev điều động lực lượng, mở chiến dịch phản công lớn tại miền Nam và miền Đông, từ ngày 28/8 đến nay xung đột đã bước sang giai đoạn thứ ba. Theo đó, Nga tích cực huy động lực lượng để củng cố quyền kiểm soát tại Donetsk và Luhansk, song song với các đợt không kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, qua đó tạo ưu thế trên thực địa một khi các bên nhất trí triển khai đàm phán hòa bình.

Mặc dù vậy, đến nay, lập trường của cả Nga và Ukraine trong vấn đề này vẫn còn khá xa nhau. Trong bối cảnh viện trợ của Mỹ, Châu Âu và một số nước khác dành cho Ukraine đã chậm lại, còn Nga dù đang kiểm soát 18% lãnh thổ Ukraine, nhưng cũng phải hứng chịu tổn thất về người và kinh tế, các bên cần sớm tìm được tiếng nói chung, ngồi vào bàn đàm phán, xây dựng giải pháp chính trị bền vững, bao trùm, bảo đảm lợi ích của các bên liên quan nhằm chấm dứt hoàn toàn xung đột.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.