Cuối năm trên phố Hàng Quạt
Giữa lòng phố cổ Hà Nội, nơi mỗi con phố nhỏ đều kể một câu chuyện riêng, trong những câu chuyện ấy, phố Hàng Quạt hiện lên như một bức tranh sống động, hòa quyện giữa truyền thống và nhịp sống hiện đại.
Chỉ còn ít ngày nữa là khép lại năm cũ, con phố Hàng Quạt vốn yên tĩnh trở nên sống động hơn. Cũng chẳng khó hiểu, khi mặt hàng chủ yếu trên con phố này là đồ lễ lạt, thờ cúng - thứ luôn cần thiết trong mỗi gia đình người Việt, nhất là vào dịp cuối năm.
Chị Nguyễn Thị Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Minh kinh doanh ở đây đã được 25 năm, từ ngày xưa, nhà mình đã có 6 anh chị em cùng bán đồ lễ ở phố này. Gần Tết sẽ nhộn nhịp hơn so với mùa hè".
Theo chị Phú, thị trường đồ lễ, đồ thờ vẫn sẽ khó bị chiếm lĩnh bởi thương mại điện tử, vì khách hàng cần tư vấn cũng như có cái nhìn thực tế, chứ khó có thể hình dung qua hình ảnh trên mạng.
Chị Trinh Thị Hiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Đi chọn ở trên phố này lâu năm rồi nên quen. Đến đây gặp những người cũng ở Hà Nội nên rất dễ nói chuyện và mua bán".
Cửa hàng của chị Phú vốn nổi tiếng với những món đồ thờ cúng tinh xảo, bắt mắt, vậy nên dường như đông khách hơn so với những cửa hàng quanh đó. Có những hôm khách mua nhiều, chị phài nhờ người sang phụ giúp.
Cũng nằm trên con phố Hàng Quạt, cửa hàng của anh Đặng Văn Hiển (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại chuyên bán trang phục lễ hội truyền thống. Khách hàng của anh không chỉ ở Hà Nội mà còn đến từ nhiều tỉnh thành. Phần lớn khách hàng mua về để phục vụ cho việc hội hè, đình đám của làng xã.
Anh Hiển chia sẻ đã mở cửa hàng từ những năm 86, 87. Dần dần sau đó có nhiều nhà bán hơn trên con phố Hàng Quạt, nên con phố này đã trở nên đông đúc và tấp nập hơn. Đồ thờ cúng là đặc trưng riêng của con phố này, cứ nhắc đến đồ thờ cúng thì phải đến phố Hàng Quạt.
"Tới mua đồ trên phố Hàng Quạt tôi cảm thấy rất vui, vì ở đây có những thứ không phải ở đâu cũng có. Người trên phố cổ có phong cách tiếp khách rất hoà nhã, vui vẻ, khiến khách đến mua không thể không hài lòng", ông Đặng Đình Toản (Thanh Xuân, Hà Nội) vui vẻ nói.
Cũng giống như nhiều con phố cổ ở Hà Nội, Hàng Quạt trong nhịp sống hối hả cũng có những màu sắc, âm thanh khác lạ xen lẫn, như âm thanh đều đều của chiếc máy tiện và dao khắc ở cửa hàng khắc dấu của anh Phạm Minh Thiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một người thợ đã dành cả tuổi trẻ của mình cho nghề thủ công độc đáo này. Công việc của anh diễn ra bình lặng nhưng không hề đơn điệu. Khách hàng ghé qua có người cần khắc dấu phục vụ kinh doanh, có người tìm đến để làm những chiếc dấu hoài niệm về một thời xưa cũ.
Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn, với những nét truyền thống, sự bình dị giữa Thủ đô hối hả, hiện đại.
Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.
Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.
Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.
Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.
0